Hôm nay ăn gì?” là câu hỏi khiến chúng ta đau đầu mỗi ngày khi chuẩn bị món ăn cho bản thân hoặc cho gia đình. Không cần lo lắng nữa vì Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn xin gợi ý hơn 50 thực đơn dành cho các bạn sinh viên, gia đình, thực đơn trong 30 ngày liên tiếp. Mời bạn đọc tham khảo!
Hôm nay ăn gì?” là câu hỏi khiến chúng ta đau đầu mỗi ngày khi chuẩn bị món ăn cho bản thân hoặc cho gia đình. Không cần lo lắng nữa vì Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn xin gợi ý hơn 50 thực đơn dành cho các bạn sinh viên, gia đình, thực đơn trong 30 ngày liên tiếp. Mời bạn đọc tham khảo!
Nếu bạn biết ăn khổ qua thì có thể làm món khổ qua xào trứng, ăn kèm món canh cải thìa nấu cùng tôm tươi. Món khổ qua xào trứng hơi nhẫn nhẫn ăn kèm món canh tôm cải thìa ngọt mát sẽ là sự kết hợp tuyệt vời. Các nguyên liệu trên có thể dễ dàng mua ở siêu thị hoặc bách hóa với giá rẻ, các bạn có thể canh giờ khuyến mãi trong ngày để mua được với mức giá hời hơn. Chúc bạn ngon miệng!
Thêm một gợi ý bữa cơm “giá rẻ” cho sinh viên chưa biết hôm nay ăn gì là hai món gà kho sả ớt ăn cùng canh bí đỏ thịt bằm. Thịt gà kho sả ớt thơm ngon, có vị cay nhẹ, mặn, ngọt là món ăn vô cùng đưa cơm. Món canh ta có bí đỏ nấu chung với thịt bằm có vị ngọt thanh, bí đỏ bùi dẻo thêm chút thịt băm vô cùng đủ chất, cung cấp năng lượng cho bạn hoạt động suốt ngày dài.
Trứng chiên thịt bằm và khổ qua nhồi thịt là hai món mà bạn không nên bỏ qua trong những ngày không biết ăn gì. Chỉ cần nguyên liệu chính là thịt bằm, mua thêm vài trái khổ qua và đôi ba quả trứng là bạn đã có 2 món ăn ngon lành, dinh dưỡng. Đừng quên chuẩn bị kèm theo món salad dầu dấm hoặc dưa leo trộn hay món rau củ mà gia đình bạn ưa thích để bổ sung chất xơ và dễ tiêu hóa.
Vừa rồi là gợi ý dành cho các bạn phân vân không biết hôm nay ăn gì đến từ Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn. Hy vọng những thực đơn trên sẽ giúp bạn sáng tạo nhiều món ăn cho bản thân và gia đình.
Siêu Thị Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn cung cấp sản phẩm đa dạng thuộc các ngành hàng như: thiết bị chăm sóc sức khỏe, đồ điện tử, điện lạnh, gia dụng, điện thoại di động,... . Khi mua hàng tại đây, quý khách sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng mức giá vô cùng phải chăng. Nhanh chân ghé chi nhánh gần nhất để trải nghiệm mua sắm ngay thôi nào!
Budae-jjigae, hay còn được gọi là “Canh quân đội”, là một trong những món canh truyền thống được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Bài viết từ Phóng viên danh dự Korea.net Lưu Hoàng Nhi Trong nền ẩm thực của xứ sở Kim Chi, Budae-jjigae là một trong món canh nổi tiếng thu hút thực khách không hề nhỏ, là sự kết hợp tuyệt hảo giữa ẩm thực Mỹ và Hàn Quốc. “Budae” (부대) trong tiếng Hàn có nghĩa là quân doanh, quân đội, còn “Jjigae” (찌개) để chỉ các món lẩu, canh hay món hầm nên cái tên Budae-jjigae được hiểu nôm na là “Canh quân đội”. Theo nhiều thông tin hiện nay, món ăn này được bắt nguồn từ những năm 1950 khi Hàn Quốc đang trong giai đoạn chiến tranh Triều Tiên. Do nạn đói nên người dân sống quanh khu vực căn cứ quân sự Mỹ đã sử dụng những đồ ăn còn dư mà lính Mỹ để lại như giăm bông, xúc xích, phô mai nấu kèm với kimchi và đậu tương lên men. Hiện nay Budae-jjigae đã được chế biến theo nhiều cách và thêm nhiều nguyên liệu phong phú. Một nồi canh Budae-jjigae thường có khoảng 10 đến 12 thành phần khác nhau như mì ăn liền, Kimchi, hành tây, thịt giăm bông, xúc xích, đậu phụ, phô mai, nấm các loại,... được nấu chung với nhau tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Hôm nay mình xin chia sẻ đến mọi người cách chế biến món ăn này một cách chi tiết nhất để các bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà nhé.
- Các bạn có thể linh động thay đổi theo sở thích • Thịt Spam: 1/2 hộp (~160g) • Xúc xích: 3-4 cây • Chả cá Hàn Quốc: 3-4 miếng • Bánh gạo (Tteok): 120g • Đậu phụ: 1/2 miếng • Tỏi tây: 1/2 cây hoặc có thể thay thế bằng hành lá • Hành tây: 1 củ • Kimchi: 120g • Rau ăn kèm (mình dùng rau cải cúc, các bạn có thể dùng bắp cải hay loại rau khác tùy thích) • Nấm kim châm • Phô mai cheddar: 1 miếng • Mì ăn liền: 1 gói
- Nguyên liệu sốt • Tỏi băm: 1 thìa cà phê (20g) • Tương ớt Gochujang: 2 thìa cà phê (40g) • Bột ớt Hàn Quốc: 1 thìa cà phê • Nước tương: 1 thìa cà phê (30ml) • Rượu gạo Mirin: 1 thìa cà phê (20ml) (có thể bỏ qua) • Dầu mè: 10ml • Nước: 1 thìa cà phê• Tiêu đen
- Nguyên liệu nước dùng dashi • Rong biển khô: 10g • Cá cơm khô: 10g • Cá trích khô: 20g• Nước: 6 cốc (1 cốc = 250ml)
Các nguyên liệu cho món Budae-jjigae. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Bước 1: Nấu nước dùng dashi Bình thường người Hàn thường sử dụng nước dùng được hầm từ xương bò, xương heo hay xương gà. Bên cạnh đó họ cũng dùng nước ninh từ rong biển và cá khô hay để hương vị được thanh đạm hơn thì họ sẽ dùng nước hầm từ rau củ.
Và hôm nay mình sẽ chuẩn bị nước dùng dashi cho món lẩu Budae-jjigae. Nước dùng dashi có mùi thơm đặc trưng từ rong biển và cá khô, đây cũng là loại nước được dùng phổ biến trong các món ăn Hàn Quốc như canh chả cá Hàn Quốc, bánh gạo cay (Tteokbokki),...
Các nguyên liệu để nấu nước dùng dashi. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Đầu tiên ta sẽ ngâm rong biển khô với nước cho đến khi nở mềm, còn cá khô thì ta sẽ loại bỏ đầu cá và cho vào túi lọc. Sau khi rong biển đã nở mềm ta cho cá cơm vào nồi đun sôi trong 10 phút ở lửa vừa.
Tảo bẹ sau khi ngâm nở thì ta cho cá vào và đun sôi. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Sau 10 phút đun sôi thì ta vớt lá rong biển ra rồi hạ lửa nhỏ và tiếp tục đun với cá thêm 10 phút nữa sau đó thì tắt bếp. Lấy túi lọc ra khỏi nồi rồi đổ nước dùng qua một cái ray để loại bỏ hết rong biển và vụn cá còn sót lại là nước dùng đã sẵn sàng để sử dụng rồi. (Hoặc bạn có thể mua túi nước dùng sẵn tại cửa hàng thực phẩm Hàn Quốc hoặc đặt qua mạng).
Sau khi đun 10 phút thì ta vớt tảo bẹ ra và tiếp tục đun sôi thêm 10 phút thì ta đã có phần nước dùng rồi. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Ta pha sốt cho lẩu. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Pha sốt với tỏi băm, tương ớt Gochujang, ớt bột, nước tương, dầu mè, nước và một ít tiêu rồi trộn đều tất cả lên thì ta đã thu được hỗn hợp sốt cho món canh. (Các bạn cũng có thể gia giảm gia vị để phù hợp với khẩu vị.)
Đầu tiên ta cắt chả cá, thịt spam, đậu hủ thành các miếng nhỏ vừa ăn, xúc xích xắt thành các lát mỏng theo đường chéo.
Lần lượt ta xắt chả cá, spam, đậu hủ, xúc xích thành các lát mỏng vừa ăn. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Tiếp đó ta cắt hành tây theo chiều dọc và cắt nhỏ tỏi tây, còn nấm kim châm thì cắt bỏ gốc và xé tơi ra.
Ta cũng thái nhỏ hành và xé tơi nấm kim châm. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Trước khi chế biến, đầu tiên xếp bánh gạo, hành tây ở dưới cùng, sau đó xếp nấm, rau, spam, đậu hủ, xúc xích, chả cá xung quanh chảo và cho Kimchi vào chính giữa.
Lần lượt ta xếp các nguyên liệu vào nồi. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Tiếp đến ta đặt mỳ và phô mai lên bên trên Kimchi rồi cho một ít hành lên trên.
Ta đặt mỳ vào chính giữa, cho phô mai và rắc thêm hành. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Cuối cùng thêm nước sốt rồi cho nước dùng dashi (4 cốc) đã chuẩn bị sẵn vào nồi là đã hoàn thành công đoạn sơ chế các nguyên liệu.
Ta thêm sốt và nước dùng vào nồi lẩu. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Chỉ mới xếp các nguyên liệu thôi mà món ăn đã nhìn rất bắt mắt rồi. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Ta đậy nắp lại, bật bếp và đun sôi, sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì ta nêm nếm lại để vừa ăn và tiếp tục nấu thêm một lúc nữa.
Ta đậy nắp lại và đun sôi tất cả. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Khi mỳ đã mềm và phô mai tan chảy thì tắt bếp, cho thêm một ít hành lá là các bạn có thể thưởng thức món ăn này rồi.
Ta có thể chuẩn bị thêm một chén cơm trắng để ăn kèm. (Ảnh: Lưu Hoàng Nhi)
Cách chế biến Budae-jjigae rất linh động, tùy vào sở thích và khẩu vị của mỗi người. Thời gian chế biến không quá lâu, hương vị của món ăn lại rất đặc sắc và mới lạ. Chỉ cần bạn ăn thử Budae-jjigae một lần thôi thì chắc hẳn bạn sẽ nhớ mãi bởi hương vị vô cùng bùng nổ và đặc biệt của món ăn này.
Món lẩu Budae-jjigae chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những buổi gặp mặt bạn bè hay lúc quây quần với gia đình trong những ngày đông lạnh giá, đặc biệt trong mùa lễ hội cuối năm này. Nếu các bạn cũng thích món ăn mình vừa chia sẻ thì còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp và thực hiện thử ngay nhỉ?