Bài Thu Hoạch Môn Quan Hệ Quốc Tế Lớp Cao Cấp Chính Trị

Bài Thu Hoạch Môn Quan Hệ Quốc Tế Lớp Cao Cấp Chính Trị

Gợi ý đầu tiên dành cho sinh viên theo học tại ILERI là Cử nhân quan hệ quốc tế.

Gợi ý đầu tiên dành cho sinh viên theo học tại ILERI là Cử nhân quan hệ quốc tế.

Chuyên ngành Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3334/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Trình độ đào tạo                : Đại học

Ngành đào tạo                   : Quan hệ quốc tế

Mã ngành                          : 52 31 02 06

Chuyên ngành                   : Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

Loại hình đào tạo               : Chính quy

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, ngành Quan hệ quốc tế có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc quan hệ đối ngoại, truyền thông quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; nghiên cứu về quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quan hệ quốc tế, truyền thông quốc tế; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

Có hiểu biết cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối ngoại và quan hệ quốc tế. Có hiểu biết nhất định về những quan điểm, tư tưởng khác nhau và cách thức, phương pháp đấu tranh với quan điểm sai trái đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Có kiến thức văn hóa tổng hợp, kiến thức về các khoa học xã hội và nhân văn, về đất nước và con người Việt Nam, về lịch sử, truyền thống, tâm lý, văn hóa dân tộc.

Có kiến thức cơ bản, hệ thống về quan hệ quốc tế: lịch sử quan hệ quốc tế; lý luận quan hệ quốc tế; bản chất, nội dung, hình thức các mối quan hệ quốc tế; các vấn đề cơ bản trong quan hệ quốc tế. Có kiến thức vững vàng về đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam và các nước trên thế giới, ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao.

Có kiến thức sâu sắc về quan hệ chính trị quốc tế, truyền thông quốc tế, đối ngoại công chúng, các tổ chức, phong trào chính trị xã hội quốc tế, kinh tế quốc tế và luật pháp quốc tế. Có kiến thức cơ bản về thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng, về báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng.

Có những kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ nghiệp vụ đối ngoại như giao tiếp, ứng xử, đàm phán, phát ngôn đối ngoại. Có thể triển khai và thực hiện các hoạt động đối ngoại như xây dựng kế hoạch đối ngoại, nghiệp vụ văn phòng đối ngoại. Biết cách tổ chức, quản lý, giám sát, tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về đối ngoại và hợp tác quốc tế, Biết cách sử dụng, quan hệ với các phương tiện truyền thông đại chúng trong hoạt động đối ngoại.

- Phẩm chất chính trị và đạo đức

+ Có bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Trung thực và thẳng thắn, khiêm tốn, giản dị, lời nói đi đôi với việc làm. Có quan điểm quần chúng đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có tình yêu nghề nghiệp.

- Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Đảm đương các công việc quan hệ đối ngoại và truyền thông quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quan hệ quốc tế, đối ngoại, thông tin đối ngoại, báo chí, truyền thông quốc tế; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

Người học cần đạt trình độ ngoại ngữ B2 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 510 điểm TOEFL hoặc 5.0 điểm IELTS).

Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

3. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ

4. Đối tượng tuyển sinh: Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên;

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

- Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo. điều kiện tốt nghiệp:

Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27  tháng 12  năm  2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT.

6. Thang điểm: Điểmđánhgiábộphậnvàđiểmthikếtthúchọcphầnđượcchấmtheo thang điểm 10 (từ 0 đến 10). làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 130 tín chỉ trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

- Khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

- Kiến thức ngành và chuyên ngành

- Khóa luận/các học phần thay thế khóa luận

Khối kiến thức giáo dục đại cương

Khoa học Mác– Lênin. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Thể chế chính trị thế giới đương đại

Giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Chính sách đối ngoại của một số nước trên thế giới

Ngoại giao và nghiệp vụ ngoại giao

Các phong trào chính trị xã hội quốc tế

Nghe– nói tiếng Anh chuyên ngành (1)

Đọc – viết tiếng Anh chuyên ngành (1)

Nghe– nói tiếng Anh chuyên ngành (2)

Đọc – viết tiếng Anh chuyên ngành (2)

Nghe– nói tiếng Anh chuyên ngành (3)

Đọc– viết tiếng Anh chuyên ngành (3)

Nghệ thuật phát biểu và phát ngôn đối ngoại

Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế

Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin

Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế

Các học phần thay thế Khóa luận tốt nghiệp

Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế

Biên dịch tiếng Anh chuyên ngành

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

Xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, ngành Quan hệ quốc tế trở thành ngành học đắt giá thu hút các bạn trẻ học tốt ngoại ngữ, năng động, giao tiếp tốt. Việc tìm hiểu

chính là câu hỏi mà không ít thí sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh sắp tới.

Với đa dạng các tổ hợp môn xét tuyển, bạn có thể theo học ngành này ở một số trường đại học với nhiều lựa chọn về tổ hợp môn xét tuyển như:

1. Học viện Khoa Học Quân Sự - Hệ Quân sự: Xét tuyển ngành Quan hệ quốc tế với các tổ hợp môn D01 (tiếng Anh – Văn – Toán).

2. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: xét tuyển với những tổ hợp môn: D01 (Toán – Văn – tiếng Anh); D14 (Văn – Sử – tiếng Anh).

Để lên lộ trình học tập, ôn luyện hiệu quả, thí sinh cần tìm hiểu "Ngành Quan hệ Quốc tế xét tuyển những môn nào?"

3. Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP HCM: xét tuyển ngành Quan hệ quốc tế với các tổ hợp A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), D01 (Toán – Văn – tiếng Anh), D15 (Văn – Địa – tiếng Anh), D14 (Văn - Sử - Anh).

4. Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF): xét tuyển ngành Quan hệ quốc tế với các tổ hợp môn A01 (Toán – Lý – tiếng Anh), D01 (Toán – Văn – tiếng Anh), D15 (Văn – Địa – tiếng Anh), D14 (Văn - Sử - Anh) ở các phương thức xét tuyển học bạ lớp 12 và xét tuyển theo điểm kì thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, trường còn xét học bạ 3 học kỳ, xét kết quả thi Đánh giá năng lực ĐHQG-HCM. Thí sinh khi xét tuyển học bạ THPT cần lưu ý tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn xét tuyển, học bạ 3 học kỳ tối thiểu phải từ 18 điểm trở lên ở trình độ Đại học. Điểm chuẩn trúng tuyển ngành Quan hệ quốc tế là bao nhiêu? Ngoài việc tham khảo thông tin các tổ hợp môn xét tuyển, các bạn cũng cần tìm hiểu thêm điểm trúng tuyển các năm trước ở những trường đào tạo ngành này. Năm vừa qua, điểm trúng tuyển ngành Quan hệ quốc tế ở các trường như sau:

Giải đáp được câu hỏi ngành Quan hệ quốc tế xét tuyển nhưng môn nào? thí sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và định hướng môn học phù hợp để đầu tư ôn luyện nhằm gặt hái được kết quả tốt cho kỳ tuyển sinh năm nay.

TS. Lê Thị Thanh Hà, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Quá trình đổi mới của nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ”(1)... Việc nghiên cứu quan điểm của C. Mác về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị để trên cơ sở đó cung cấp cho chúng ta phương pháp luận nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này ở nước ta là cần thiết.

C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, việc sản xuất ra của cải vật chất luôn luôn được lặp đi, lặp lại, hoặc ở trình độ tái sản xuất giản đơn, hoặc ở trình độ tái sản xuất mở rộng. Trong mỗi quá trình sản xuất như vậy, người lao động, một mặt, có mối quan hệ với tự nhiên; mặt khác, có mối quan hệ với nhau. C. Mác gọi đây là quan hệ “song trùng”. Hai loại quan hệ đó tạo thành hai mặt của phương thức sản xuất - lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự tương tác qua lại giữa chúng chính là quan hệ kinh tế. Khái quát thực tế này, C. Mác viết: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội”(2). Khẳng định điều này, C. Mác đã chỉ cho chúng ta thấy, kinh tế là tổng thể các quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử phù hợp với mỗi trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Đó là toàn bộ hoạt động của con người trong quá trình sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Theo đó, có thể hiểu, kinh tế là những cách thức và phương thức của con người trong một xã hội nhất định, dùng để sản xuất và trao đổi sản phẩm với nhau.

Khi bàn về chính trị, C. Mác khẳng định: “Toàn bộ những quan hệ ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”(3). Điều này cho thấy, chính trị ở đây được C. Mác xem xét dưới khía cạnh kiến trúc thượng tầng chính trị, và nói đến kiến trúc thượng tầng chính trị là nói đến quyền tác động, chi phối, thống trị của một giai cấp đối với toàn bộ xã hội. Nói cách khác, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia có liên quan đến vấn đề giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước. Do vậy, điều quan trọng nhất của chính trị là quyền lực chính trị, chính quyền nhà nước, sự tham gia công việc nhà nước, việc quy định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước. Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là cơ quan có vai trò đặc biệt trong kiến trúc thượng tầng chính trị, tiêu biểu cho chế độ chính trị hiện tồn. Nhờ có nhà nước mà giai cấp thống trị không chỉ thống trị xã hội về mặt kinh tế, mà còn thống trị xã hội về mặt chính trị, tư tưởng.

Theo C. Mác, giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội cơ bản, quyết định mọi quan hệ về chính trị, pháp luật, tư tưởng... Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội. Mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, xét đến cùng, quyết định mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng là biểu hiện của những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế. C. Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”(4). Cơ cấu kinh tế hiện thực của xã hội không chỉ sản sinh ra kiến trúc thượng tầng chính trị tương ứng, quy định tính chất của nền chính trị, mà còn quyết định sự xuất hiện và biến đổi cơ cấu giai cấp, quyết định bản chất của chế độ chính trị - xã hội, quyết định giai cấp nào giữ vai trò thống trị về chính trị.

Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị còn thể hiện ở chỗ, nếu kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi của tư tưởng chính trị và thể chế chính trị. Quá trình đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn chuyển tiếp có tính cách mạng - từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, mà còn được thực hiện ngay trong bản thân mỗi hình thái kinh tế - xã hội, do đó, “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”(5). Bởi vì, kinh tế là nội dung, là thước đo tính hợp lý của chính trị, còn chính trị là hình thức biểu hiện của kinh tế. Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của kinh tế có một trình độ phát triển nhất định về chính trị. Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị cũng tương ứng như thế ấy. Sự biến đổi, phát triển của kinh tế là nguồn gốc sâu xa của mọi biến đổi xã hội và đảo lộn về chính trị. Các quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp, hay các quan hệ chính trị nói chung chỉ là sự phản ánh các quan hệ lợi ích kinh tế, các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế. Kinh tế phát triển thì chứng tỏ chính trị có sự tiến bộ nhất định; ngược lại, kinh tế khủng hoảng là dấu hiệu cho thấy sự bất cập của chính trị và đòi hỏi chính trị phải có sự điều chỉnh.

C. Mác khẳng định kinh tế quyết định chính trị, song cũng luôn luôn nhấn mạnh tính độc lập tương đối và sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Sự tác động lại đó thể hiện trên một số phương diện sau:

Một là, thắng lợi của chính trị là tiền đề, điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Việc giành lấy lợi ích chính trị không có mục đích tự thân, mà chỉ là phương thức, là con đường, phương tiện để đạt lợi ích kinh tế và củng cố lợi ích kinh tế. Nói cách khác, đấu tranh giành lợi ích chính trị cũng nhằm phục vụ cho việc giành lợi ích kinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế. Một khi quyền lực chính trị và các thiết chế chính trị được củng cố, hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, tăng cường sức mạnh lợi ích kinh tế của chủ thể quyền lực chính trị tương ứng. Đây là nội dung quan trọng của quan hệ giữa lợi ích kinh tế và quyền lực chính trị. Do đó, C. Mác đã cho rằng, trong cách mạng vô sản, để bảo đảm sự thống trị về mặt kinh tế của giai cấp công nhân, điều kiện đầu tiên là phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập quyền lực nhà nước của giai cấp vô sản, vì “việc giải phóng giai cấp công nhân về mặt kinh tế là mục tiêu vĩ đại mà bất kỳ phong trào chính trị nào cũng đều phải phục tùng”(6).

Hai là, chính trị tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định, đáp ứng những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của kinh tế. Nói cách khác, chính trị lãnh đạo kinh tế, vạch hướng đi cho kinh tế, tạo những điều kiện chính trị, xã hội cho kinh tế phát triển. Đồng thời, chính trị bảo vệ, củng cố, phát triển hay cản trở, cải tạo, xóa bỏ một thành phần kinh tế, một hướng phát triển kinh tế. Trên thực tế, không có đường lối chính trị đúng thì không một giai cấp thống trị nào có thể giữ vững được sự thống nhất chính trị, và do đó, cũng không có khả năng lãnh đạo kinh tế. Một quan điểm hay một thiết chế chính trị sai lầm có tác động rất tiêu cực đối với sự phát triển của kinh tế, của sản xuất. Nó có thể làm tiêu vong toàn bộ những thành tựu kinh tế, hoặc làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng. C. Mác khẳng định: “Tất cả các chính phủ, ngay cả những chính phủ chuyên chế nhất, xét đến cùng, chỉ là người thực hiện tính tất yếu kinh tế bắt nguồn từ tình hình đất nước... họ có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm sự phát triển kinh tế cùng với những hệ quả về chính trị và pháp luật bắt nguồn từ sự phát triển kinh tế ấy”(7).

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là mối quan hệ cơ bản trong đời sống xã hội, có ý nghĩa quyết định, chi phối các mối quan hệ xã hội khác. Vì vậy, trong xử lý mối quan hệ này, đòi hỏi phải có sự chủ động, sáng tạo, tránh tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia của mối quan hệ, hoặc đồng nhất chúng với nhau. Tuyệt đối hóa kinh tế sẽ rơi vào tình trạng phát triển nền kinh tế một cách tự do, vô chính phủ, không bền vững, tập trung tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, hy sinh các mặt khác. Tuyệt đối hóa chính trị trong phát triển kinh tế sẽ làm cho nền kinh tế bị can thiệp, áp đặt một cách duy ý chí, không theo quy luật khách quan. Đồng nhất chính trị với kinh tế sẽ làm cho chính trị trở nên cứng nhắc, giáo điều. Mắc phải một trong những khuynh hướng nêu trên đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung.

Ở nước ta, trong thời kỳ chiến tranh, Đảng ta xác định, phải ưu tiên chính trị, kinh tế là nhân tố phục vụ cho mục tiêu chính trị. Thậm chí, ở mức độ nào đó, chúng ta đã phải tạm thời gác lại các nhu cầu, lợi ích kinh tế để ưu tiên tập trung cho giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc - nhiệm vụ chính trị cao nhất trong bối cảnh lịch sử đó. Vì vậy, việc phát triển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là phù hợp và cần thiết.

Sau khi kết thúc chiến tranh (năm 1975), nhiệm vụ chính trị lúc này là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Nhưng chúng ta đã kéo dài mô hình kinh tế và chính trị thời chiến sang thời bình, thậm chí có lúc, có nơi còn tuyệt đối hóa chính trị. Theo đó, mô hình kinh tế và chính trị được thiết lập một cách chủ quan, duy ý chí, không dựa trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế đất nước, không phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng, quá nhấn mạnh vai trò của chính trị, coi nhẹ quy luật kinh tế; chính trị can thiệp một cách quá sâu bằng những biện pháp áp đặt phi kinh tế vào sự phát triển của kinh tế. Hậu quả là, chính trị mang nặng tính quan liêu, trở thành gánh nặng cản trở sự phát triển của kinh tế; kinh tế mất động lực phát triển, rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Vì vậy, Việt Nam buộc phải tiến hành đổi mới, trong đó có vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị một cách biện chứng.

Từ khi đổi mới (năm 1986) đến nay, trên cơ sở nhận thức lại chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung và quan điểm của C. Mác về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị nói riêng, Đảng ta đã chủ trương đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Thành công nổi bật là Đảng ta đã xác định đúng đắn trọng tâm, trọng điểm và bước đi trong đổi mới. Cụ thể, bắt đầu từ đổi mới tư duy; đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội. Cùng với đổi mới tư duy, Đảng chủ trương kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Đây là sự vận dụng đúng đắn quan điểm của C. Mác về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Thời kỳ đầu, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới chính trị. Kết quả là, chúng ta đã đổi mới một cách cơ bản về cơ sở hạ tầng, tức là từ nền kinh tế một thành phần sang kinh tế nhiều thành phần; từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; từ phân phối bình quân theo chế độ hiện vật sang phân phối theo hiệu quả lao động, theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (năm 1991) đến nay, tình hình đã cho phép và đòi hỏi phải đổi mới căn bản về chính trị. Tuy nhiên, trong đổi mới chính trị, Đảng ta khẳng định có những vấn đề thuộc về nguyên tắc là: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và thực hiện chế độ chính trị nhất nguyên, một đảng lãnh đạo, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tập trung đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị; các khâu khác của hệ thống đó được tiến hành đổi mới thận trọng và từng bước. Đặc biệt, chính trị là lĩnh vực tác động trực tiếp đến các mối quan hệ phức tạp và nhạy cảm trong xã hội, bởi vậy, Đảng đã chủ động chỉ đạo: “việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn”(8). Đây là một chủ trương đúng và trúng, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - một tiền đề tiên quyết cho sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, như Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra, quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đó là: Kinh tế phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế nguồn lực được huy động. Trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô có lúc thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, phục hồi chậm. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. “Tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ,... Việc kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan, tổ chức nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội gắn với tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức kết quả còn thấp. Số lượng cán bộ, công chức không những không giảm mà lại tăng...”(9). Vì thế, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh mục tiêu và nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm tới là: “đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”(10).

Trong thời gian tới, để giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị mà Đại hội XII của Đảng đã đề ra, chúng ta cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, cần nhận thức đúng vấn đề có tính quy luật là mọi sự biến đổi của chính trị đều là sự phản ánh sự biến đổi của kinh tế, do kinh tế quyết định. Vì vậy, phải từ đổi mới kinh tế mà tiến tới đổi mới chính trị và từ thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà đổi mới chính trị cho phù hợp. Đồng thời, chính trị có vai trò định hướng, dẫn dắt (thông qua cơ chế, chính sách) đối với kinh tế nên phải không ngừng đổi mới chính trị. Tuy nhiên, chính trị là lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp nên đổi mới chính trị phải thận trọng, có bước đi phù hợp, tiến hành từng bước.

Thứ hai, đặt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong xu thế phát triển của thời đại và trong các mối quan hệ khác của công cuộc đổi mới. Cần khắc phục tính tự phát do ảnh hưởng của xã hội tiểu nông, xác định những yêu cầu mới trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là điều kiện giải quyết các mối quan hệ khác trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo đó, giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị theo hướng thiết lập và hoàn thiện thể chế kinh tế - chính trị - xã hội thống nhất, hài hòa; xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, đầy đủ, hội nhập quốc tế; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phù hợp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; phát huy đầy đủ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua nâng cao chất lượng chế độ dân chủ đại diện và ngày càng coi trọng các hình thức dân chủ trực tiếp.

Thứ ba, cần nắm vững những quan điểm có tính chỉ đạo, những yêu cầu về sự thay đổi tương thích cần có giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị để có sự lựa chọn và vận dụng các phương pháp khoa học trong việc giải quyết mối quan hệ giữa chúng. Theo đó, trong những năm tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Về kinh tế: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quyết định chính trị và nguyên nhân sâu xa của mối quan hệ này là do sở hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu quy định. Do vậy, để đổi mới kinh tế, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, cần tập trung thể chế hóa các quyền tài sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thể chế hóa vai trò “chủ đạo” của kinh tế nhà nước và xác định rõ vị trí, vai trò, biện pháp phát triển kinh tế tư nhân; hoàn thiện thể chế phát triển các loại thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế đầy đủ, sâu rộng, đặc biệt là thị trường lao động, tài chính, bất động sản và khoa học - công nghệ; hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập quốc dân, mà ở đó thị trường đóng vai trò phân phối lần đầu, nhà nước đóng vai trò trong phân phối lại, giải quyết hài hòa tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; đồng thời hoàn thiện thể chế quản lý các lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.

Về chính trị: Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Các kỳ đại hội trước, Đảng ta chủ trương tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Tại Đại hội XII, Đảng ta chủ trương tập trung đổi mới bộ máy của Đảng, trong đó có việc “Nghiên cứu thực hiện thí điểm hợp nhất một số cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ”(11) để trên cơ sở đó, tinh giản tổ chức, bộ máy, gắn với phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị.

Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước, nhằm khắc phục những sai lầm thường xảy ra trong quản lý kinh tế ở nước ta là cơ quan đảng làm thay chức năng quản lý nhà nước, còn cơ quan nhà nước lại lấn át quyền quản lý của doanh nghiệp. Do vậy, trong những năm tới cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng cải cách đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp, được không ngừng tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; sử dụng các nguồn lực, công cụ, cơ chế, chính sách để định hướng, điều tiết nền kinh tế; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từ chính sách phát triển.

Trong đổi mới chính trị những năm qua, chúng ta mới chỉ nhấn mạnh ý nghĩa của đổi mới tư duy về chính trị, còn đổi mới con người chính trị - cơ cấu và cơ chế của hệ thống chính trị - còn mới ở mức khiêm tốn. Vì vậy, thời gian tới chúng ta cần tập trung đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị.

Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Trong đó, chú trọng đa dạng hóa về hình thức hoạt động, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả, làm tốt chức năng phản biện và giám sát xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội. Tránh tình trạng “hành chính hóa” các tổ chức chính trị - xã hội, làm cho ngân sách nhà nước phải gánh quá lớn; và do vậy, cần khắc phục tình trạng này theo hướng ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các tổ chức đó khi họ thực hiện công việc do Nhà nước yêu cầu, đặt hàng.

Nhìn lại thực tiễn hơn 30 năm đổi mới đất nước, có thể thấy, mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ngày càng trở thành nội dung quan trọng trong các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ này không chỉ là khâu đột phá mà còn giúp giải quyết những vấn đề cơ bản nhất của thực tiễn đất nước đang đặt ra./.

---------------------------------------------

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 68

(2), (3) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 1993, t. 13, tr. 14 - 15, 15

(4), (5) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 13, tr. 15

(6) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 16, tr. 24

(7) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Sđd, t. 38, tr. 488

(8) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 54

(9), (10) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 193 - 194, 75

(11) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr. 203

Copyright © 2020 123DOC. Designed by 123DOC

Với các kiến thức liên ngành, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo và khả năng ngoại ngữ vượt trội sinh viên tốt nghiệp ngành QHQT là lựa chọn hàng đầu cho các công việc sau:

– Nhà ngoại giao, đàm phán quốc tế, nghiên cứu chính sách…tại các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế.

– Đại diện thương hiệu, quản trị nhân sự, quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện…ở các tập đoàn đa quốc gia:

– Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ: quản lý dự án, đại diện truyền thông, sự kiện…

– Giảng dạy, nghiên cứu trong các ngành chính trị học, quan hệ quốc tế, ngoại giao, kinh tế – tài chính quốc tế, chính sách phát triển quốc tế…tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.

Thực tế cho thấy, với các kiến thức liên ngành, kỹ năng nghề nghiệp thuần thục và khả năng ngoại ngữ xuất sắc, sinh viên ngành QHQT đã và đang thành công ở nhiều vị trí công việc khác nhau, nhiều môi trường làm việc khác nhau và ở các quốc gia khác nhau.

Vì sao chọn QHQT tại ĐHQT HỒNG BÀNG

Được thành lập từ năm 2003 nhưng với tầm nhìn chiến lược, với tham vọng dẫn đầu, và sự đầu tư lớn từ tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngành QHQT trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng là sự lựa chọn hàng đầu do:

– Chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế

– Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh

– Đội ngũ giảng viên cơ hữu hàng đầu với nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy, và giàu kinh nghiệm làm việc thực tiễn, được đào tạo tại các cơ sở đại học hàng đầu trong và ngoài nước cùng các giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học, các cơ quan ngoại giao.

– Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập đa văn hóa, các mối liên kết quốc tế ngày càng mở rộng, ngành QHQT tại ĐHQT Hồng Bàng sẽ cùng bạn thành công trong một thế giới hội nhập và phát triển.

Đội ngũ giảng viên được đào tạo từ nước ngoài

Tất cả giảng viên cơ hữu đều được đào tạo từ nước ngoài với kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn đa dạng. Kinh nghiệm học tập và nghiên cứu tại các nước và khả năng sử dụng tiếng Anh xuất sắc của đội ngũ giảng viên càng nâng cao tính quốc tế của ngành học.

Có 2 câu lạc bộ do sinh viên ngành QHQT thành lập và tổ chức các hoạt động: The Insights – Câu lạc bộ học thuật; và The Baddest – Câu lạc bộ nghệ thuật. The Insights thường xuyên tổ chức các hoạt động chia sẻ thông tin, trao đổi học thuật về lĩnh vực QHQT. The Baddest tổ chức các hoạt động Văn-Thể-Mỹ cho các bạn sinh viên. Các thành viên của The Baddest đã đạt 2 giải trong Liên Hoan Phim Sinh viên HIU 2020 (giải Kịch Bản phim Xuất Sắc và Giải Ba Phim Xuất Sắc).

Ngành QHQT mở rộng tuyển sinh với tất cả người học đã tốt nghiệp THPT. Những người yêu thích làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa, ngoại giao, ngoại ngữ, giao tiếp, đàm phán sẽ phát huy tối đa các thế mạnh và sở thích của mình khi theo học ngành học năng động này.

Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp, liên hệ với chúng tôi:

Khoa Khoa học Xã hội và Nhân Văn

Lầu 15, tòa nhà Con Tàu tri thức

215 Điện Biên Phủ – Phường 15 – Quận Bình Thạnh – TP.HCM

Fanpage: https://www.facebook.com/hiunganhquanhequocte/

Tiếp tục chuỗi hoạt động báo cáo kết quả học tập cuối khóa, chiều ngày 21/6, Khoa Quan hệ quốc tế đã tổ chức Hội đồng đánh giá,...

1.1. Giai đoạn học tại Học viện Ngoại giao: đóng học phí khi nhập học, thi trượt môn nào phải học lại và đóng học phí môn đó.

750 USD/môn x 9 môn (học bằng tiếng Anh) = 6,750 USD

→ Học phí giai đoạn ở Việt Nam:17.550 VND/1 môn x 9 môn = 157.950.000 VND

1.2. Giai đoạn học tại Đại học Victoria Wellington, New Zealand:

Đóng theo năm học (bao gồm học phí, bảo hiểm y tế, phí phục vụ sinh viên)

Ký túc xá: ~ 230 NZD/tuần (ở một mình một phòng) x 4 tuần x 1.5 năm (18 tháng) = 16,560 NZD x ~ 15,000 VND = ~ 248.400.000 VND ~ 200 NZD/ tuần (ở 2 người/phòng) = ~ 14,400 NZD = ~ 216.000.000 VND

Thuê ngoài: ~ 180 NZD - 220 NZD/tuần

2.2. Ước tính chi phí ăn uống, sinh hoạt:

~ 200 NZD/tuần x 4 tuần = 800 NZD/tháng x 1.5 năm (18 tháng) = 14,400 NZD x ~ 15,000 VND = ~ 216.000.000 VND

→ Ước tính học phí và sinh hoạt giai đoạn ở New Zealand: 748.211.760 + 248.400.000 + 216.000.000 = 1.212.612.000 VND

→ Ước tính tổng chi phí cả hai giai đoạn: 157.950.000 + 1.212.612.000 = ~ 1.370.562.000 VND

Thư ký lãnh sự, Trợ lý Phúc lợi cộng đồng, Lãnh sự quán Ấn độ tại TP.HCM

Đối với sinh viên ngành Quan hệ quốc tế ở UEF, chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, các bạn có thêm tham gia vào các công tác lễ tân đối ngoại và lãnh sự ngoại giao. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy các bạn còn có khả năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành rất tốt, cũng như thực hiện được các kỹ năng tương tác và có kiến thức về hành vi ứng xử đúng đắn trong môi trường làm việc đa văn hóa.

Quan hệ Quốc tế (chương trình tiếng Anh)

Trường Quan hệ Quốc tế và Khoa học Chính trị ILERI (Ecole des relations internationales et sciences politiques) là một viện đào tạo đại học uy tín tại Pháp, chuyên đào tạo về các lĩnh vực như quan hệ quốc tế, khoa học chính trị và ngoại giao. Cùng VFE tìm hiểu những thông tin liên quan đến chương trình đào tạo của ngôi trường chính trị ngoại giao hàng đầu nước Pháp này qua bài viết dưới đây nha!