Công Nghệ Nén Dữ Liệu

Công Nghệ Nén Dữ Liệu

Trên thế giới chưa có sự thống nhất về đo lương lưu lượng dữ liệu toàn cầu và đánh giá thị trường dữ liệu. Việc đo lường giá trị của dữ liệu vẫn là một thách thức lớn.

Trên thế giới chưa có sự thống nhất về đo lương lưu lượng dữ liệu toàn cầu và đánh giá thị trường dữ liệu. Việc đo lường giá trị của dữ liệu vẫn là một thách thức lớn.

Review ngành Khoa học dữ liệu trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Ngành học “lên ngôi” trong thời kỳ 4.0

Hiện nay, thế giới đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với đặc trưng là Trí tuệ nhân tạo – AI, Dữ liệu lớn – Big data, Điện toán đám mây – Cloud computing, Internet vạn vật – IoT, và Khoa học dữ liệu – Data Science. Trong đó, ngành Khoa học dữ liệu đang rất “hot” và được nhiều bạn trẻ quan tâm theo học. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu ngành này học những gì, học xong làm công việc gì. Để giải đáp các thắc mắc này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về ngành Khoa học dữ liệu tại UIT nhé.

Ngành Khoa học dữ liệu đang rất “hot” và được nhiều bạn trẻ quan tâm theo học

Học ngành Khoa học dữ liệu tại UIT như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Khoa học dữ liệu tại UIT là 4 năm (bao gồm 8 học kỳ).

Tổng khối lượng kiến thức đào tạo toàn khóa của ngành là 121 tín chỉ (đã bao gồm 12 tín chỉ Anh văn), trong đó có 45 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương, 64 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, và 12 tín chỉ khối kiến thức tốt nghiệp.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Khoa học dữ liệu tại UIT trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Khoa học dữ liệu của UIT

Ngành Khoa học dữ liệu là gì?

Khoa học dữ liệu (Data Science) được hiểu là khoa học về việc phân tích và quản trị dữ liệu để tìm ra các tri thức hành động, các hiểu biết, các quyết định dẫn dắt hành động. Khoa học dữ liệu gồm ba phần chính: (1) Tạo ra và quản trị dữ liệu, (2) phân tích dữ liệu, và (3) chuyển kết quả phân tích thành giá trị của hành động. Việc phân tích và sử dụng dữ liệu sẽ phải dựa vào ba nguồn tri thức: công nghệ thông tin (máy học), toán học (thống kê toán học), và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, nếu phân tích được dữ liệu về nhu cầu của thị trường thì ta có thể đưa ra quyết định cần nuôi bao nhiêu con lợn. Trong lĩnh vực y tế, nếu phân tích được các dữ liệu bệnh án điện tử của bệnh nhân thì ta có thể tìm ra được phác đồ điều trị bệnh phù hợp hơn cho bệnh nhân. Trong lĩnh vực phòng chống sự cố môi trường, nếu phân tích được dữ liệu các phương án xả lũ vào mùa mưa thì ta có thể lựa chọn cách xả lũ ít gây thiệt hại nhất.

Hay trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhờ vào việc phân tích các lần mua hàng trước của khách hàng, Amazon đã có thể dự đoán các món đồ mà khách hàng có thể sẽ thích mua và gửi quảng cáo tới…

Hay gần gũi hơn với chúng ta là Facebook, cũng là một trong những ứng dụng nổi tiếng của khoa học dữ liệu.

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Khoa học dữ liệu sau khi tốt nghiệp UIT

Năm 2019, ngành Khoa học dữ liệu đã lọt top 10 ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất và top 25 ngành có thu nhập cao nhất nước Mỹ. Tại Việt Nam hiện nay có hơn 50 triệu người dùng internet và số lượng sẽ còn tăng mạnh trong các năm tới, điều này góp phần không nhỏ vào việc tạo ra dữ liệu người tiêu dùng. Đây chính là cơ hội hiếm có để các bạn theo đuổi ngành Khoa học dữ liệu phát triển sự nghiệp của bản thân. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều vị trí công việc để lựa chọn. Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc sau đây:

– Trở thành Nhà khoa học dữ liệu chuyên vận dụng, tìm hiểu và phát triển về lĩnh vực khoa học dữ liệu; tổng hợp, phân tích, diễn giải dữ liệu và lựa chọn các mô hình dự báo trong các ứng dụng cụ thể hoặc đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

– Trở thành chuyên viên có kỹ năng khai thác và xây dựng phần mềm phân tích dữ liệu trên các hệ thống tính toán tập trung, phân tán; có khả năng lựa chọn mô hình lưu trữ, phân tích, truy vấn và thống kê trên dữ liệu.

– Làm chuyên viên có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong các bài toán phân tích dữ liệu lớn; có khả năng lựa chọn phương pháp khai thác dữ liệu và thông tin, ứng dụng trong vấn đề phân tích định lượng cho các doanh nghiệp.

– Trở thành Nhà phân tích dữ liệu chịu trách nhiệm chuyển đổi và thao tác các tập dữ liệu lớn sao cho phù hợp với phân tích mong muốn của các doanh nghiệp.

– Làm Kỹ sư học máy chuyên tạo ra các kênh dữ liệu và cung cấp giải pháp phần mềm.

– Trở thành Kỹ sư dữ liệu chuyên xây dựng và duy trì các đường ống dẫn dữ liệu, tạo ra hệ sinh thái dữ liệu mạnh mẽ và được kết nối với nhau, giúp các nhà khoa học dữ liệu truy cập được thông tin.

– Trở thành Nhà phát triển Business Intelligence (BI) chuyên thiết kế và phát triển các chiến lược nhằm hỗ trợ các phòng ban trong tổ chức, doanh nghiệp tìm thấy thông tin họ cần một cách nhanh chóng để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn.

– Làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về khoa học dữ liệu ở các trường đại học và cao đẳng.

Với những thông tin vừa cung cấp trong bài viết “Review ngành Khoa học dữ liệu trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Ngành học “lên ngôi” trong thời kỳ 4.0”, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về ngành Khoa học dữ liệu. Những thông tin này cũng chính là tiền đề giúp các bạn định hướng ngành học tốt hơn trong tương lai. Chúc các bạn sớm tìm được ngành học phù hợp với bản thân!

Kỹ sư dữ liệu FPT: ‘Big Data không phải là công nghệ’

Nhấn mạnh trong buổi học đầu tiên của khoá đào tạo Big Data (Dữ liệu lớn), anh Trần Thanh Hải, Kỹ sư dữ liệu của Ban Công nghệ Tập đoàn FPT, cho rằng: “Big Data là một khái niệm, không phải một công nghệ. Thực tế, các nhà phát triển sẽ ứng dụng công nghệ như AI, Machine Learning… để quản lý và khai thác lượng dữ liệu khổng lồ”.

Sáng ngày 28/6, khoá học Big Data diễn ra với sự có mặt của hơn 20 học viên từ các đơn vị thành viên của FPT. Hầu hết các thành viên đều có kinh nghiệm trong lập trình phần mềm, đang làm về Big Data hoặc IoT và những cán bộ có niềm yêu thích, mong muốn làm việc trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại buổi khai giảng, anh Nguyễn Ngọc Minh, Phó GĐ Công nghệ FPT, nhận định tầm quan trọng của Big Data trong thời kỳ kỷ nguyên số. Anh cho biết: “Phân tích dữ liệu có thể giúp các doanh nghiệp thích nghi, tạo ra nội dung website thu hút nhiều khách hàng hơn, có được cái nhìn sâu sắc vào hành vi mua hàng. Dữ liệu càng nhiều thì càng tốt cho công ty”. Big Data sẽ trở thành một phần của bài toán đó.

Kỹ sư dữ liệu FPT: ‘Big Data không phải là công nghệ’

Khoá học giúp người đam mê về công nghệ hiểu và có nhiều sáng tạo trong nghành nghề Big Data.

Giảng viên của khóa học là anh Trần Thanh Hải, Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại Đại học Illinois ở Chicago. Hiện tại, anh là Data Engineer (Kỹ sư dữ liệu) của Ban Công nghệ FPT.

Giảng dạy trong buổi học đầu tiên, anh Hải cho hay: “Big Data là một khái niệm, không phải một công nghệ. Thực tế, các nhà phát triển sẽ ứng dụng công nghệ như AI, Machine Learning… để quản lý và khai thác lượng dữ liệu khổng lồ”. Anh định nghĩa Big Data bằng khái niệm cơ bản nhất với 4 với đặc trưng: Volume (độ lớn); Velocity (tốc độ); Variety (đa dạng); Veracity (tính xác thực).

Kỹ sư dữ liệu FPT nhận định, Big Data là một nguồn tài nguyên khổng lồ, nhưng để sử dụng nó trong các dự án thực tế lại là vấn đề lớn đối với các nhà phát triển. “Dữ liệu có mặt ở khắp mọi nơi giống như nguồn nước, nếu biết khai thác đúng cách, đây sẽ trở thành nguồn tài nguyên quý giá cho đơn vị sở hữu. Ngược lại, nếu chỉ biết giữ khư khư, không chia sẻ, khai thác không hợp lý, điều đáng tiếc nhất có thể xảy ra là nguồn nước của bạn sẽ biến thành bùn”, anh nói.

Một trong những kiến thức đề cập nhiều trong buổi học đầu tiên liên quan đến Hadoop – một trong những công nghệ liên quan chặt chẽ nhất với Big Data. Dự án Apache Hadoop phát triển phần mềm mã nguồn mở cho máy tính có khả năng mở rộng và phân tán. Thư viện phần mềm Hadoop là một khuôn mẫu cho phép xử lý phân tán các bộ dữ liệu lớn trên các nhóm máy tính sử dụng các mô hình lập trình đơn giản. Nó được thiết kế để mở rộng từ một máy chủ duy nhất sang hàng ngàn máy khác, mỗi máy cung cấp tính toán và lưu trữ cục bộ.

Sau buổi khai giảng, học viên sẽ tiếp tục có buổi học vào thứ 6, thú 7 hàng tuần, tại Tầng 14, Toà nhà FPT (17 Duy Tân) do anh Nguyễn Việt Cường – Chuyên gia Công nghệ Tập đoàn giảng dạy. Khoá học dự kiến sẽ có 12 buổi với nhiều nội dung khác nhau, nhằm mang đến sự bổ ích nhất cho CBNV. Chương trình đào tạo do ban Công nghệ FPT phối hợp Trường Đào tạo Cán bộ (FCU) tổ chức.

Big Data là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư.

Thuật ngữ này thường chỉ đơn giản đề cập đến việc việc sử dụng các phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, hoặc một số phương pháp phân tích dữ liệu tiên tiến khác trích xuất giá trị từ dữ liệu mà ít khi đề cập đến kích thước của bộ dữ liệu.

Nghi thức ra mắt Viện Phát triển Dữ liệu và công nghệ số Việt Nam - Ảnh: VGP/MT

Sự kiện quy tụ hàng trăm chuyên gia công nghệ, chuyển đổi số, dữ liệu, tài chính… Tại diễn đàn, các diễn giả, nhà khoa học cùng bàn luận về thực trạng, đề xuất giải pháp để thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số, giúp cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân ứng dụng chuyển đổi số nhanh và hiệu quả hơn...

Đại diện Tập đoàn Excedo Group cũng đã giới thiệu một số nền tảng ứng dụng Chuyển đổi số nổi bật như Bản đồ số Gmap, Ứng dụng chuyển đổi số Giáo dục, Y tế, Quy hoạch sử dụng đất đai và bất động sản, Ứng dụng Bizdata- chuyển đổi số phục vụ thông tin kinh doanh, Ứng dụng Chuyển đổi số cho xác thực chất lượng, xuất xứ hàng hoá...

Phát biểu tại Lễ ra mắt, TS. Trần Đức Thịnh, Viện trưởng Viện Phát triển Dữ liệu và Công nghệ số Việt Nam (VIDT), Phó Chủ tịch Excedo Group cho biết, VIDT ra đời từ nhu cầu ngày càng tăng về phát triển dữ liệu số, công nghệ số, kinh tế số và chuyển đổi số của đất nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân. Sứ mệnh của VIDT là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của đất nước và cộng đồng doanh nghiệp.

Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Excedo Group và nhiều đối tác khác - Ảnh: VGP/MT

Theo đó, VIDT sẽ thực hiện thông qua việc triển khai nhiều chương trình như nghiên cứu, tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ... Các chương trình này áp dụng công nghệ chuyển đổi số vào nhiều lĩnh vực như tài chính, giáo dục, y tế, thương mại điện tử, nông nghiệp..., nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước."

"Để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, VIDT liên kết và hợp tác với Tập đoàn công nghệ Excedo nhằm tạo ra một nền tảng vượt trội để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và các giải pháp tiên tiến nhất về chuyển đổi số. Đồng thời đóng góp vào quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tạo ra giá trị mới thông qua việc khai thác dữ liệu." TS. Trần Đức Thịnh chia sẻ thêm.

Nhân dịp này, Excedo Group trao Quỹ hỗ trợ "Chuyển đổi số - Nâng tầm doanh nghiệp Việt" cho Viện Phát triển Dữ liệu và Công nghệ số. Quỹ có giá trị 50 tỷ đồng, chia đều trong 5 năm thể hiện bằng việc doanh nghiệp được sử dụng các Nền tảng ứng dụng chuyển đổi số của Excedo.