Việt Nam có hai quần đảo ngoài khơi Biển Ðông là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hai quần đảo tiêu biểu của đất nước và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
Việt Nam có hai quần đảo ngoài khơi Biển Ðông là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là hai quần đảo tiêu biểu của đất nước và là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta.
Làm sao để ra Trường Sa hay tour đi Hoàng Sa Trường Sa là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Được biết, hiện nay, quần đảo Trường Sa vẫn là đảo quân sự dù đã có dân ở. Phương tiện ra Trường Sa ngoài tàu hải quân thì chỉ có thuyền ghe của ngư dân đánh bắt xa bờ. Trên quần đảo Trường Sa có sân bay quân sự, trực thăng cứu hộ, chưa có máy bay dân sự hoạt động.
Như vậy, hiện tại khách du lịch không thể tự túc đến Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam hay tham gia tour du lịch. Vậy làm sao để ra Trường Sa? Hoàng Sa? Để tới được hai quần đảo này, bạn phải trong một cơ quan hay một tổ chức nào đó thực hiện nhiệm vụ ra Trường Sa như đoàn văn công, nghệ sĩ phục vụ trên đảo, đoàn thanh niên, đoàn báo chí, từ thiện, ngoại giao... thì mới có thể đi được.
Quần đảo Trường Sa có gì? Huyện đảo Trường Sa với 3 đơn vị hành chính, đó là thị trấn Trường Sa, xã đảo Song Tử Tây và xã đảo Sinh Tồn. Dù đến bất kỳ đâu, hình ảnh đầu tiên bạn sẽ thấy là màu áo hải quân của những chú chiến sĩ trẻ, cùng làn da sạm nắng, đang nghiêm trang bồng cây súng canh gác tại cột mốc chủ quyền của Tổ Quốc.
Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 đảo, bãi đá san hô, bãi ngầm, ôm lấy cả một vùng biển rộng lớn hàng trăm ngàn km2. Quần đảo có 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Quần đảo Trường Sa có gì? Trên các đảo không có quán bar, không nhà hàng sang trọng cũng không có khách sạn hay các tòa nhà chọc trời, sôi động, tại Trường Sa chỉ có vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, có biển xanh, mây trắng, nắng vàng, bãi cát trắng mịn phau phau.
Trên quần đảo Trường Sa có 9 ngôi chùa mang kiến trúc thuần Việt, được làm từ các loại gỗ tốt chịu được độ mặn từ nước biển. Chùa chủ yếu nằm trên các đảo nổi như Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Sinh Tồn, Sơn Ca, Phan Vinh... và dù quay về hướng nào đi chăng nữa cũng hướng mặt thẳng ra biển Đông, đón được những tia nắng bình minh sớm nhất.
Hầu như ai tới Trường Sa cũng đều ghé thăm và thắp nén hương tại chùa. Giữa biển khơi bao la, những ngôi chùa là địa điểm thiêng liêng, đồng hành cùng người dân biển đảo, một điểm tựa tinh thần của bà con và các chiến sĩ.
Hàng ngày, nhịp sống của người dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn bình an, tràn đầy sức sống, góp phần bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Ở trên đảo Trường Sa, Sơn Ca, Sinh Tồn... đều có trường mẫu giáo và tiểu học. Rất nhiều giáo viên trẻ cũng xung phong ra đảo để giảng day. Sau khi hết cấp 1, các bé sẽ được được chuyển vào đất liền để học tiếp.
Quần đảo Hoàng Sa có hai nhóm. Nhóm phía đông có đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn lớn nhất, một số đảo khác như đảo Bắc, đảo Trung, đảo Nam, đảo Cây... nhiều đảo cát trắng, san hô đầy màu sắc. Nhóm phía Tây gồm khoảng 15 hòn đảo như đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật, Duy Mộng, Tri Tôn, Chim Én... diện tích chỉ tầm 0,5km2 đổ xuống.
Thời tiết ở Hoàng Sa chia làm hai mùa là mùa khô từ tháng 1 tới tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 tới tháng 12 hàng năm. Quần đảo có thảm thực vật phong phú, cây cối sum suê cùng nhiều loài hải sản quý, nào là hải sâm, đồi mồi, tôm hùm...
Trên đây là thông tin về quần đảo Trường Sa Hoàng Sa Việt Nam giới thiệu tới các bạn. Theo dõi Du lịch Việt Nam để cập nhật thêm nhiều điểm đến mới cùng kinh nghiệm vi vu hữu ích cho chuyến đi tiếp theo của mình nhé.
Vào ngày 19.1.1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) hy sinh trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Đảo Hoàng Sa thuộc cụm Lưỡi Liềm trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Google Earth
Trong 40 năm qua, có nhiều nghiên cứu, bài phỏng vấn, bài viết về trận đánh ở Hoàng Sa nói riêng và về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam nói chung, nhìn từ các góc độ khác nhau.
Mục đích của bài viết này nhằm xét đến quyền kế thừa lãnh thổ, trên đất liền và trên sông, biển, của nhà nước, theo luật pháp quốc tế, ứng dụng vào chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa và những tình huống khác nhau để có hành động thiết thực, bảo vệ hữu hiệu quyền lợi Tổ quốc.
Vào đầu thập niên 1990, thế giới chứng kiến sự thay đổi địa chính trị lớn lao ở Châu Âu, ảnh hưởng đến ranh giới lãnh thổ của nhiều nước trong khu vực như Đức, Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc...
Cùng với tranh chấp lãnh thổ thường xuyên xảy ra, sự thay đổi địa chính trị này góp phần gia tăng hiểu biết về quyền kế thừa lãnh thổ, thông qua quyết định của Tòa án Quốc tế.
Quyền kế thừa lãnh thổ của nhà nước chia làm các trường hợp khác nhau:
- Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành lãnh thổ của nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp tiểu bang Alaska của Mỹ.
- Một phần lãnh thổ của nhà nước A trở thành nhà nước mới B như trường hợp Liên Xô, Nam Tư, Tiệp Khắc.
- Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước đang hiện hữu B như trường hợp Đức.
- Toàn bộ lãnh thổ của nhà nước A sáp nhập vào nhà nước mới B như trường hợp Việt Nam, Yemen.
Nhà nước A hay B bao gồm một hay nhiều nhà nước riêng biệt.
Ghi nhận một số trường hợp về nhà nước kế thừa:
1. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Nam Tư (Serbia - Montenegro) (gọi tắt là Nam Tư) - sự kiện Liên hiệp quốc, trong một thời gian, không thu nhận nước này làm thành viên, khiến quyết định của Tòa án Quốc tế không đi sát với nguyên tắc thông thường, theo đó Nam Tư là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận.
2. Trường hợp Cộng hòa Liên bang Đức - khi Cộng hòa Dân chủ Đức ngưng hiện hữu năm 1990 và sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức, Tòa án Quốc tế được xem là đã sử dụng nguyên tắc “kế thừa tự nhiên” đối với Đức trong lãnh vực nhân đạo hay khi ứng dụng Công ước Diệt chủng. Cả hai nhà nước là thành viên Liên hiệp quốc từ năm 1973.
3. Trong giải quyết tranh chấp Hungary - Slovakia về đập Gabcicovo-Nagymaros, Tòa án Quốc tế sử dụng nguyên tắc kế thừa tự nhiên trên cơ sở Điều 12, Công ước Vienna năm 1978. Slovakia là nhà nước kế thừa, được quốc tế công nhận, của Tiệp Khắc, và bị ràng buộc bởi Hiệp ước năm 1977 giữa hai nước. Tiệp Khắc, Hungary và Slovakia là thành viên của Liên hiệp quốc lần lượt từ năm 1945, 1955 và 1993.
Qua một nghiên cứu trước đây, người viết chứng minh hai sự kiện:
1. Trong giai đoạn 1954-1976, có hai nhà nước riêng biệt, cùng hiện hữu trên đất nước Việt Nam, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17.
2. Cộng đồng thế giới nói chung, Trung Quốc, Liên Xô, và Mỹ nói riêng, công nhận thực tế này.
Trước hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa đầu năm 1974, vi phạm nghiêm trọng Điều 2, Khoản 4, Hiến chương Liên hiệp quốc, hai chính thể ở phía Nam vĩ tuyến 17, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lên tiếng phản đối trước quốc tế.
Khi đất nước thống nhất, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp tục hành xử chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa, kế thừa từ Nhà nước VNCH.
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 8 năm 1975. Mặc dù ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, có 123 nước ủng hộ, không có nước chống đơn gia nhập của Việt Nam, Mỹ dùng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn.
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức sáp nhập thành Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở khóa họp đầu tiên của Quốc hội giữa năm 1976.
CHXHCN Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng 9 năm 1977.
CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố, khẳng định lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, lần lượt vào năm 1977 và 1982.
Quyết định của Tòa án Quốc tế về quyền kế thừa của nhà nước và phương cách hành xử chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam trong giai đoạn chuyển tiếp, hình thành nhà nước mới, cho thấy Nhà nước CHXHCN Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế trong việc thụ hưởng quyền thừa kế chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa từ các nhà nước, được quốc tế công nhận, trước đấy.
Hai quyết định sau của Tòa án Quốc về tranh chấp lãnh thổ cho thấy tình huống có thể xảy ra cho chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.
1. Trong giải quyết tranh chấp Honduras - Nicaragua về bốn đảo nhỏ trong Biển Caribe, ngoài sự kiện không có nước thứ ba công nhận một cách liên tục và nhất quán chủ quyền các đảo này thuộc Honduras hay Nicaragua, Tòa án Quốc tế cho rằng sự liên tục lên tiếng khẳng định chủ quyền của Nicaragua là không đầy đủ so với phương cách hành xử chủ quyền của Honduras. Do đó, Tòa án Quốc tế trao chủ quyền bốn đảo nhỏ cho Honduras.
2. Trong giải quyết tranh chấp Malaysia - Singapore về đảo Pedra Branca, Tòa án Quốc tế nhận định Malaysia, không phải Singapore, là nước có chủ quyền ban đầu, nhưng phương cách hành xử chủ quyền của Singapore ở thời điểm sau khiến Tòa án Quốc tế trao chủ quyền đảo Pedra Branca cho Singapore. Quyết định này phản ánh nguyên tắc “quieta non movere” hay “không làm xáo trộn sự ổn định” mà Tòa án Quốc tế vẫn sử dụng.
Khi nói về quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, lãnh đạo Nhà nước, trong vài năm qua, có những tuyên bố sau:
“Năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hiệp quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.”(Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2011)
“Không nên nói rằng các vị lãnh đạo Việt Nam chỉ bảo vệ chủ quyền bằng nói miệng. Nói vậy cực đoan quá... Chủ trương của ta là mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Có thể nước lớn phớt lờ luật pháp quốc tế vì họ mạnh. Nhưng chúng ta không bao giờ và không được từ bỏ công cụ là luật pháp quốc tế."(Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, 2013)
Các tuyên bố như trên phản ánh đúng đắn sự thật lịch sử, phản ánh quyết tâm của lãnh đạo trong nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.
So với Trung Quốc hay so với một nước nào khác trong tranh chấp trên biển Đông, Việt Nam có chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa mạnh mẽ, rõ ràng, vững chắc.
Đây là thuận lợi có giá trị vô cùng to lớn mà tiền nhân đã để lại cho thế hệ ngày nay.
Tuy nhiên, các quyết định của Tòa án Quốc tế trong giải quyết tranh chấp cho thấy thuận lợi về chủ quyền lãnh thổ của một nước không ở lâu dài với nước đấy.
Bên cạnh ngụy tạo chứng cứ lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa để đánh lừa dư luận trong và ngoài nước, Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng quyết định của Tòa án Quốc tế, nhận thức rõ điểm yếu trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc và tích cực tìm cách khắc phục.
Trung Quốc thừa hiểu kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa trong khi tiếp tục “hành xử” chủ quyền có yếu tố quyết định, hoàn toàn thuận lợi cho Trung Quốc ở Tòa án Quốc tế, như đã dẫn chứng trong tranh chấp giữa Honduras - Nicaragua hay giữa Malaysia - Singapore.
Nói một cách khác, Việt Nam đang đối diện với thuận lợi về mặt lịch sử và pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa ngày càng giảm thiểu, thu nhỏ; cán cân thăng bằng trong thuận lợi sẽ chuyển hướng, hậu quả của một chiến lược kiên trì, tinh vi và xảo quyệt của Trung Quốc, nhằm chiếm giữ vĩnh viễn Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam vừa nhận chiếc tàu ngầm tối tân đầu tiên từ Nga. Trong khi hiện đại hóa quân đội là bước không thể thiếu để gia tăng phòng vệ, là nước yêu chuộng hòa bình, Việt Nam nên nghiêm túc sử dụng công cụ luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa - Trường Sa trong thời gian tới.
Chọn lựa dứt khoát, mạnh dạn của Việt Nam, biến quyết tâm hiện có về Hoàng Sa – Trường Sa thành hành động cụ thể là nghĩa vụ, là trách nhiệm phải hoàn thành của mỗi và mọi người Việt Nam trước lịch sử, trước gương hy sinh của các thế hệ đã qua, trước sự mong đợi của các thế hệ sắp đến, trong quá trình dựng nước và giữ nước./.
Thái Văn Cầu Tác giả là chuyên gia khoa học không gian, hiện sống tại Mỹ Theo Báo Thanh Niên Kim Yến (st)