Học Nghe Tiếng Anh Cùng Cô Giáo Đáng Sợ Nhất Thế Giới

Học Nghe Tiếng Anh Cùng Cô Giáo Đáng Sợ Nhất Thế Giới

cô ơi có một số câu em dịch bằng từ điển nhưng vẫn không hiểu nghĩa nên nhờ cô dịch giúp

cô ơi có một số câu em dịch bằng từ điển nhưng vẫn không hiểu nghĩa nên nhờ cô dịch giúp

Cùng anh đi đến tận cùng thế giới

Tiếng Anh chuẩn Phần Lan được coi là một trong những dạng tiếng Anh có chất lượng cao và đặc biệt trong giáo dục Phần Lan. Vì sao nền giáo dục nước này lại được đề cao và trở thành tiêu chuẩn đào tạo của cả thế giới? Cùng Globish tìm hiểu ngay nhé!

<< Hướng dẫn viết Email bằng tiếng Anh thương mại trình độ B1.

Giáo viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm thực tế

Giáo viên thường có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kinh doanh hoặc tiếp xúc chặt chẽ với doanh nghiệp. Điều này giúp họ chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tế với học sinh.

Phương pháp học tiếng Anh chuẩn Phần Lan “siêu ĐẶC BIỆT”

Tại Phần Lan, người học không cần nhồi nhét và liên tục ngồi trên lớp nghe giảng. Phương pháp học ở Phần Lan ưu tiên sự tự do, thoải mái và sáng tạo. Thời gian học ít nhưng khả năng tư duy và sáng tạo rất cao, người học có thể tự do lên thời khóa biểu cho bản thân.

Phần Lan có chính sách hỗ trợ việc học nhiều ngôn ngữ, điều này giúp Người học phát triển kỹ năng tiếng Anh một cách tự nhiên thông qua sự sáng tạo và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Phương pháp giảng dạy tập trung vào việc học tiếng Anh theo cách tự nhiên và thực hành. Người học thường được khuyến khích sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế để phát triển khả năng giao tiếp.

Những đặc điểm dưới đây giúp tạo ra một môi trường giáo dục tiếng Anh chuẩn Phần Lan tích cực tại Phần Lan, hỗ trợ người học phát triển năng lực ngôn ngữ và giao tiếp một cách toàn diện.

Chương trình giáo dục tập trung vào việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ cơ bản và giao tiếp hiệu quả, thay vì tập trung quá nhiều vào kiến thức ngữ pháp và từ vựng.

Người học được tiếp xúc với văn bản và tình huống thực tế như tin tức, phim, và các tài liệu hiện đại để nâng cao hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa.

Công nghệ thông tin thường xuyên được tích hợp vào quá trình giảng dạy, giúp người học trở nên quen thuộc với các công cụ học tiếng Anh online.

Hệ thống đánh giá thường linh hoạt và không chỉ dựa vào các bài kiểm tra truyền thống. Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau như dự án, thảo luận nhóm, và các hoạt động thực hành để kiểm tra trình độ tiếng Anh giao tiếp của người học.

Người học theo phương pháp tiếng Anh chuẩn Phần Lan được khuyến khích phát triển kỹ năng tự quản lý học tập và làm việc độc lập, giúp họ trở thành người học chủ động và có khả năng tự học.

Học nhóm và tương tác xã hội

Phương pháp giảng dạy thường khuyến khích học sinh thực hành trong các nhóm làm việc. Việc làm việc cùng đồng nghiệp giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm và tăng cường khả năng tương tác xã hội trong môi trường kinh doanh.

Hệ thống đánh giá thường xuyên sử dụng các dự án, bài thuyết trình, và bài giải quyết vấn đề thực tế trong lĩnh vực kinh doanh. Điều này giúp học sinh áp dụng ngôn ngữ và kỹ năng vào các tình huống thực tế.

Học sinh được khuyến khích phát triển sự tự chủ và kỹ năng quản lý dự án. Các hoạt động giảng dạy thường tập trung vào việc học sinh tự xây dựng và quản lý dự án kinh doanh của mình.

Xét tuyển giáo viên/giảng viên tiếng Anh chuẩn Phần Lan “cực khó”

Trong quá trình tuyển dụng giáo viên hàng năm ở Phần Lan, chỉ có 10% ứng viên xuất sắc nhất mới được lựa chọn để trở thành giáo viên chính thức. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với những người muốn theo đuổi sự nghiệp giáo viên ở đây. Tuy nhiên, trong xã hội Phần Lan, công việc giáo viên được đánh giá cao, ngang ngửa với các ngành nghề khác như y bác sĩ và luật sư.

Tiêu chí cơ bản của một giáo viên giảng dạy tiếng Anh chuẩn Phần Lan:

Đa số giáo viên giảng dạy tiếng Anh cần có bằng cấp đại học liên quan đến ngành giáo dục hoặc chuyên ngành liên quan.

Yêu cầu các chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh như TOEFL, IELTS, hoặc các chứng chỉ tương đương để đảm bảo giáo viên có khả năng giao tiếp và giảng dạy tiếng Anh hiệu quả.

Ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, đặc biệt là ở cấp độ và môi trường giáo dục tương ứng.

Hiểu biết về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh chuẩn Phần Lan hiện đại, sử dụng công nghệ trong giảng dạy, và khả năng thiết kế bài giảng linh hoạt.

Khả năng giao tiếp tốt, tương tác tích cực với Người học và đồng nghiệp, cũng như sự linh hoạt và sáng tạo trong quá trình giảng dạy.”

Học từ thực tế và ứng dụng trong môi trường kinh doanh

Nội dung giảng dạy thường tích hợp các văn bản kinh doanh và tài liệu thực tế từ thế giới kinh doanh. Học sinh được tiếp xúc với các tình huống thực tế và ngôn ngữ chuyên ngành phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp.

Tập trung vào kỹ năng giao tiếp

Giảng viên tiếng Anh thương mại tại Phần Lan thường tập trung vào việc phát triển kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp. Điều này bao gồm khả năng thuyết trình, giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp, và sử dụng ngôn ngữ chính xác trong các tình huống kinh doanh.

Đề cao bổ trợ các kỹ năng cần thiết

Chương trình giảng dạy thường cung cấp hỗ trợ nghề nghiệp, bao gồm việc phát triển kỹ năng viết CV, đàm phán, viết email và chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn trong môi trường kinh doanh.

<< 10+ Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản khi đi du lịch Canada.

Trên đây là lý do vì sao tiếng Anh chuẩn Phần Lan lại được thế giới đánh giá cao. hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nền giáo dục của đất nước này. Hiện Globish được giáo dục Phần Lan xác nhận là nền tảng học tiếng Anh trực tuyến hiện đại, chương trình bám sát thực tế. Tham khảo ngay!

VĂN PHÒNG VIỆT NAM Địa chỉ: 20-20B Trần Cao Vân, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 0906-830-230 Facebook: Globish – English for Business Email: [email protected]

Bên cạnh Mỹ, Anh, Australia, sinh viên quốc tế cũng đổ về Canada, Đức, Trung Quốc hay Nhật Bản.

Theo thống kê của công ty công nghệ giáo dục ApplyBoard (Canada), năm 2022 có hơn 6,4 triệu du học sinh trên toàn thế giới. Dựa trên phân tích dữ liệu, Study International đưa ra danh sách 10 quốc gia đáng du học nhất thế giới.

Mỹ là điểm đến du học phổ biến nhất với sinh viên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Tại đây có hơn 5.000 trường đại học và cao đẳng, các chương trình học thuật đa dạng, từ kỹ thuật và khoa học máy tính đến quản lý kinh doanh và âm nhạc. Các đại học Mỹ cũng thống trị bảng xếp hạng thế giới với 12 đại diện trong top 20 đại học hàng đầu, theo THE 2023.

Năm học 2021-2022 có gần một triệu sinh viên quốc tế ở Mỹ. Chi phí du học Mỹ dao động 30.000 - 90.000 USD (khoảng 0,7-2,2 tỷ đồng) một năm, thuộc diện cao nhất thế giới.

Môi trường học tập tiên tiến, cơ hội việc làm với mức lương cạnh tranh là lý do nhiều bạn trẻ có ước mơ tới Mỹ học tập và phát triển bản thân.

Vương quốc Anh hấp dẫn sinh viên quốc tế nhờ bề dày lịch sử giáo dục đại học, hệ thống trường học nổi tiếng toàn cầu và văn hóa phong phú. Theo bảng xếp hạng đại học QS 2024, Vương quốc Anh có 4 ngôi trường nằm trong top 10 thế giới.

Các ngành học ở Anh cũng đa dạng, nổi tiếng là kế toán, tài chính. Một điểm mạnh nữa là các khóa học ở đây ngắn. Sinh viên có thể lấy bằng đại học trong ba năm và thạc sĩ chỉ trong một năm, thay vì mất 4 năm và hai năm ở các quốc gia khác. Sau khi tốt nghiệp, họ được ở lại hai năm để làm việc.

Nền giáo dục chất lượng cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ khiến chi phí du học tại đây rơi vào hơn 40.000 USD (khoảng một tỷ đồng) một năm.

Hiện, gần 680.000 sinh viên quốc tế đang theo học tại các trường đại học của Vương quốc Anh.

Khuôn viên Đại học Toronto, Canada. Ảnh: University of Toronto

Canada hiện thu hút hơn 800.000 sinh viên quốc tế. Nước này có nhiều trường ở vị trí cao trong bảng xếp hạng toàn cầu như Đại học Toronto (top 20), McGill và British Columbia (top 50).

Điểm hấp dẫn đặc biệt của Canada với du học sinh là các chính sách hỗ trợ của chính phủ về việc làm và nhập cư. Cụ thể, Canada cho sinh viên quốc tế ở lại làm việc trong ba năm sau khi tốt nghiệp (chương trình PGWP), giúp họ tích lũy điểm định cư. Những người có điểm cao nhất có thể nộp đơn xin trở thành thường trú nhân theo diện tay nghề.

Chí phí du học (học phí, sinh hoạt phí) trung bình ở Canada khoảng 30.000-50.000 CAD (500-800 triệu đồng) một năm.

Trung Quốc thu hút nửa triệu sinh viên quốc tế, đông nhất từ Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ nhờ nền kinh tế phát triển vượt trội và di sản văn hóa phong phú. Trong khi đó, các cơ sở giáo dục đại học ngày càng có vị trí cao trong bảng xếp hạng thế giới. Ngoài ra, du học Trung Quốc là con đường giúp sinh viên cải thiện khả năng sử dụng tiếng Trung - ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất thế giới và ngày càng cần thiết trong kinh doanh.

Chính phủ nước này cũng có nhiều học bổng cho sinh viên quốc tế, như học bổng CSC, học bổng Khổng Tử. Ngoài miễn phí toàn bộ học phí, sinh viên đỗ hai học bổng này được miễn ký túc xá và trợ cấp sinh hoạt.

Nếu không thuộc diện học bổng, chi phí du học tại Trung Quốc vẫn rất hấp dẫn so với nhiều quốc gia Âu - Mỹ. Tổng chi phí một năm ăn ở, học tập tại đây chỉ khoảng 15.000 USD (gần 300 triệu đồng).

Khuôn viên Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc. Ảnh: Tsinghua University fanpage

Các trường đại học ở Australia hiện thu hút hơn 610.000 sinh viên quốc tế. Điểm hấp dẫn ở đây là chính sách việc làm. Do thiếu hụt lao động có kỹ năng, Australia cho du học sinh ở lại làm việc sau tốt nghiệp tới 4 năm với một số chương trình cử nhân; 5 năm với một số chương trình thạc sĩ và 6 năm với tất cả chương trình tiến sĩ.

Chi phí du học Australia trung bình khoảng 40.000 - 60.000 AUD (0,6-1 tỷ đồng) một năm cho bậc đại học.

Pháp có nhiều trường hàng đầu thế giới, cung cấp các chương trình và ngành học khác nhau, từ tài chính, kinh doanh tới làm phim và thiết kế thời trang.

Ngoài ẩm thực và kiến trúc, học phí phải chăng là điểm hấp dẫn sinh viên quốc tế. Phần lớn cơ sở giáo dục công lập được chính phủ tài trợ học phí tới 90%, sinh viên chỉ cần đóng một khoản phí nhỏ, khoảng 2.700-3.700 Euro (70-90 triệu đồng) mỗi năm.

Chi phí sinh hoạt ở Pháp khoảng 10.000-20.000 Euro một năm, tùy thành phố mà sinh viên quốc tế theo học. Khoảng 400.000 sinh viên từ khắp nơi trên thế giới đang du học Pháp.

Các trường đại học Nga hấp dẫn nhờ các chương trình chất lượng cao về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM). Ngoài ra, học phí và chi phí sinh hoạt ở Nga tương đối thấp so với các nước châu Âu, dao động 3.500 - 13.000 USD (80-300 triệu đồng) mỗi năm. Do đó, nước này thu hút những sinh viên có tài chính hạn chế nhưng muốn tìm kiếm cơ hội giáo dục chất lượng.

Một lợi thế lớn của du học Nga là mỗi năm, chính phủ cấp hàng nghìn suất học bổng cho sinh viên quốc tế. Tính riêng năm nay, Nga đã cấp 1.000 suất học bổng toàn phần cho sinh viên Việt Nam ở nhiều bậc học, kèm học bổng hàng tháng và hỗ trợ chỗ ở.

Năm 2022, hơn 350.000 sinh viên quốc tế học tập ở Nga.

Nhiều trường và tổ chức nghiên cứu ở Đức đạt tầm cỡ quốc tế, cung cấp các chương trình đào tạo miễn phí hoặc chi phí rất phải chăng. Thông thường, sinh viên quốc tế chỉ chi trả 200-400 Euro mỗi học kỳ.

Sau khi tốt nghiệp, họ được chính phủ Đức cho ở lại 18 tháng để tìm việc làm. Sinh viên điều dưỡng và cơ khí có nhiều cơ hội hơn cả bởi Đức đang cần thu hút nhân sự trong ngành này.

Năm ngoái, có hơn 440.000 sinh viên quốc tế ở Đức.

Với chi phí từ 300-400 triệu đồng một năm, sinh viên có thể trải nghiệm học tập tại một trong những quốc gia phát triển nhất về công nghệ và có tiêu chuẩn giáo dục hàng đầu thế giới. Các trường ở Nhật Bản như Đại học Tokyo, Kyoto hay Viện Công nghệ Tokyo đều rất mạnh về đào tạo STEM.

Số chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh ở Nhật ngày càng tăng là yếu tố thu hút sinh viên quốc tế. Chính phủ Nhật cũng có kế hoạch sửa đổi chính sách việc làm để du học sinh tại một số trường dạy nghề được tự do tìm kiếm việc sau khi tốt nghiệp.

Điểm hấp dẫn nữa là Nhật Bản có nền văn hóa đặc biệt, ẩm thực tinh tế và cảnh đẹp tự nhiên.

Tây Ban Nha là nơi lý tưởng cho sinh viên quốc tế theo đuổi giáo dục bậc cao ở các ngành Khoa học tự nhiên, Quản trị nhà hàng - khách sạn, Công nghệ thông tin.

Giống như Pháp, chính phủ Tây Ban Nha tài trợ tới 90% học phí của các trường công lập. Vì vậy, học phí du học tại Tây Ban Nha thuộc nhóm rẻ so với nhiều nước phương Tây khác. Cụ thể, học phí chương trình cử nhân dao động từ 750 đến 2.500 Euro một năm (khoảng 20-64 triệu đồng), học phí chương trình thạc sĩ khoảng 1.000 đến 3.500 Euro.

Ngoài giáo dục, các thành phố nhộn nhịp, phong cảnh ngoạn mục và văn hóa sống động của Tây Ban Nha sẽ cho sinh viên những trải nghiệm độc đáo và phong phú.

Số sinh viên quốc tế ở Nhật Bản và Tây Ban Nha đều trên 200.000 người.

Khánh Linh (Theo Study International)