Phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ là một trong những khâu bắt buộc để có thể được cấp Visa thị thực đến với nước Mỹ, ứng viên cần có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tâm lý và tinh thần nhằm thể hiện sự quyết tâm đi du học một cách nghiêm túc đến từ chính bạn. Hôm nay, ALT sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ nhé!
Phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ là một trong những khâu bắt buộc để có thể được cấp Visa thị thực đến với nước Mỹ, ứng viên cần có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tâm lý và tinh thần nhằm thể hiện sự quyết tâm đi du học một cách nghiêm túc đến từ chính bạn. Hôm nay, ALT sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ nhé!
Đừng lo lắng quá nhiều, nước Mỹ cần bạn hơn bạn cần nước Mỹ. Bạn ở “kèo trên”! Vì vậy đừng tỏ ra sợ hãi liệu nhân viên Đại sứ có thấy bạn hợp nhãn hay không. Đừng đánh giá thấp bản thân mình. Hãy tự tin như một người lính dũng cảm với kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ dày dặn chứ không phải một thương phế binh hèn nhát. Bạn đáng được cấp visa.
Đây không phải là một buổi phỏng vấn xin việc làm vốn thường kiểm tra năng lực thực sự của bạn. Những câu hỏi nhân viên Đại sứ đưa ra thực chất là những câu mà ai cũng trả lời được. Vì vậy trong các cuộc phỏng vấn du học thì điều đầu tiên bạn cần nhớ đó là đừng đánh mất chính mình do căng thẳng, hồi hộp.
So với việc xin visa du học ở các nước khác, visa du học Mỹ khi xin sẽ khắt khe và khó khăn hơn. Vì thế, nhiều du học sinh khi xin visa Mỹ đã rớt visa từ lần phỏng vấn đầu tiên. Vậy nguyên nhân nào khiến du học sinh rớt phỏng vấn visa du học Mỹ? Có thể khắc phục được không? Để giúp bản thân đậu visa nhanh chóng, bạn đừng bỏ qua những chia sẻ chi tiết của Visata.
Bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chính là tìm được chìa khóa thành công khi du học sinh muốn xin lại visa. Vì thế, nếu bạn đang gặp tình huống trên, hãy tham khảo một số mẹo xin lại visa mà Visata đã tổng hợp nhé!
Hãy biến cuộc phỏng vấn như một buổi nói chuyện vui vẻ. Trả lời và phản biện linh hoạt, ngắn gọn, tự tin, súc tích và trung thực sẽ giúp bạn ghi điểm đối với các Lãnh sự viên.
Quá trình phỏng vấn của du học sinh Mỹ sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh. Do đó, để câu trả lời được lưu loát thì trước tiên đương đơn nên học và trau dồi khả năng sử dụng tiếng Anh của mình.
Hãy tìm hiểu thật kỹ chương trình bạn theo học tại Mỹ. Từ đó, việc lý giải mối liên quan giữa chương trình học và sự nghiệp tương lai của bạn cũng là lý do để thuyết phục Lãnh sự viên.
Nhờ các anh, chị hay người quen đã phỏng vấn hỗ trợ hướng dẫn trước khi tham gia buổi phỏng vấn.
Khi đi phỏng vấn nên đem theo đầy đủ các loại giấy tờ liên quan. Bởi nắm rõ thật nhiều thông tin thì bạn càng có cơ hội thành công khi xin visa du học Mỹ.
Bên cạnh đó, thái độ phỏng vấn nghiêm túc sẽ giúp bạn không bị rớt phỏng vấn visa du học Mỹ.
Tập trung vào điểm mạnh của bản thân và thể thế mạnh cũng là một điểm nổi bật khi tham gia phỏng vấn.
Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ cho thấy đừng tỏ vẻ lo lắng dù bạn có phỏng vấn ở Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự vì nơi bạn phỏng vấn không quan trọng. Quan trọng nhất là bạn trả lời các câu hỏi như thế nào. Các nhân viên lãnh sự quán có thể đã từ chối cấp visa cho vài người trước bạn nhưng đừng để điều đó làm bạn sợ hãi.
Hãy tự hỏi bản thân rằng “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” Họ sẽ từ chối bạn là cùng. Trong khi bạn có thể nộp hồ sơ xin phỏng vấn lại.
Đừng bị ám ảnh bởi việc bạn đã bị từ chối khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ. Bạn còn có nhiều cơ hội ở các quốc gia khác. Một khi việc bị từ chối visa không còn ám ảnh bạn, chẳng có gì khiến bạn phải lo lắng nữa, bạn từ đó sẽ bình tĩnh và tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.
May mắn là yếu tố không thể loại trừ, nhưng nó chỉ là một trong số 100 yếu tố còn lại. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát 99% các yếu tố còn lại, vì vậy đừng làm hỏng chuyện chỉ vì tâm lý không tốt trước khi phỏng vấn.
Liệu bạn có thể thay đổi được điểm TOEFL, GMAT, hay học bạ của mình không? “Không”
Hãy hít thở thật sâu và là chính bạn. Hãy nhìn thẳng nhân viên Đại sứ phỏng vấn bạn và trả lời chứ đừng cố diễn giải ý của anh ta. Đừng bắt đầu nghĩ đến việc visa của bạn sẽ được chấp nhận hay từ chối lúc bắt đầu phỏng vấn. Nhân viên Đại sứ sẽ phân tích bạn, chứ không phải điều ngược lại. Hãy quên nghĩ đến chuyện kết quả và trả lời thật thoải mái.
Trước tiên, bạn cần tâm niệm rằng nhân viên Đại Sứ Quán chỉ cấp visa cho bạn khi thấy bạn trung thực, tự tin. Họ muốn biết rõ về bản thân bạn, mục tiêu của bạn và những dự định của bạn trong thời gian ở Mỹ. Do đó bạn cần có kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ với việc tự chuẩn bị trả lời một số câu hỏi đại loại như:
• Từ đâu bạn có số tiền để thanh toán chi phí học tập của mình? (Bạn không cần đưa ra con số cụ thể trong tài khoản ngân hàng của mình. Chỉ cần cho họ thấy bạn đang có trong tay tiền để chi trả cho năm thứ nhất và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo. Quan trọng nhất là thái độ tự tin của bạn. Đừng vội đưa ra giấy xác nhận của ngân hàng trừ khi được yêu cầu.
• Bạn có ý định trở về Việt Nam sau khi học xong không? (Hãy trả lời “Yes, I would” là đủ. Đừng kể lể chuyện công ty A đầu tư cho bạn và sẽ nhận bạn về làm việc vv…Cũng đừng cố gắng thuyết phục người phỏng vấn bạn. Trả lời ngắn gọn, tự tin là đủ. Nên nhớ nhân viên lãnh sự quán có đủ kinh nghiệm và khả năng để đọc được bạn trong phút chốc.
Hãy lắng nghe các câu hỏi thật cẩn thận và suy nghĩ vài giây trước khi trả lời. Đừng vội vã trả lời ngay khi được đưa ra câu hỏi. Nếu như bạn điềm tĩnh, bạn sẽ hiểu chính xác nội dung câu hỏi và từ đó có được câu trả lời phù hợp.
Nếu không bạn sẽ đưa ra những câu trả lời sáo rỗng và không phù hợp với nội dung câu hỏi bạn nhận được. Và sau đây là 10 kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ bạn cần lưu ý khi được mời phỏng vấn.
Các bạn sinh viên nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ thường có xu hướng đưa ra những câu trả lời mang tính hàn lâm và phức tạp. Điều đó không hề giúp ích gì cho buổi phỏng vấn xin học bổng du học của bạn cả. “Đừng trả lời lòng vòng”
Nếu như bạn được hỏi “tại sao lại chọn trường Đại học này?” đừng sa đà vào những câu trả lời với những cụm từ chuyên môn phức tạp. Nhân viên Đại sứ có thể tốt nghiệp ngành nghệ thuật, tâm lí học, khoa học chính trị. Hãy trả lời bằng những thuật ngữ mà người phỏng vấn bạn có thể hiểu được.
Nếu như được hỏi có phải công ty tư vấn du học điền đơn xin visa (DS160) cho bạn không, đơn giản hãy trả lời không. Đừng cố đưa ra bằng chứng thuyết phục nhân viên phỏng vấn bạn. Nhiều bạn hoang mang với tin đồn rằng bạn cần nhớ địa chỉ IP của mình để khi cần đưa ra cho nhân viên Đại sứ kiểm tra máy tính bạn đã dùng để nộp đơn xin visa (DS160).
Ai mà nhớ nằm lòng được địa chỉ IP kia chứ?
Đó không phải một phần của nội dung buổi phỏng vấn. Nếu có thì chỉ làm xuất hiện những tình huống “khó đỡ” khác cho buổi phỏng vấn xin visa du học của bạn mà thôi.
Nếu như nhân viên Đại sứ lặp lại câu hỏi trên, bạn có thể nói rằng bạn không có gì để giấu diếm và họ có thể hỏi bạn bất kì câu hỏi nào liên quan đến đơn xin visa DS160.
Bạn không cần lo lắng về số buồng hay nhân viên Đại sứ nào đó phỏng vấn bạn. Ngay khi bạn bước đến cửa sổ buồng phỏng vấn, chẳng ai quyết định cấp hay từ chối visa ngay khi vừa nhìn thấy bạn.
Dù vậy, ấn tượng ban đầu bạn mang lại cho nhân viên Đại sứ phỏng vấn bạn bao giờ cũng rất quan trọng bời vì chúng sẽ quyết định thái độ của nhân viên Đại Sứ với bạn trong cuộc phỏng vấn du học này. Vì vậy hãy nhìn thẳng một cách tự tin. Cách bạn bước tới buồng phỏng vấn và chào người đối diện sẽ quyết định ấn tượng ban đầu.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ mà mình chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể có sự chuẩn bị tốt và tăng thêm phần tự tin hơn để bước vào buổi phỏng vấn nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với ALT để có thể được hỗ trợ kịp thời. ALT chúc bạn thành công nhé!