Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận. Người này được trả lương nhưng đồng thời phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận. Người này được trả lương nhưng đồng thời phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.
Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.
- Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
- Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
- Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc (phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc) và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
- Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.
Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu.
Căn cứ mục 2 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi thuê lao động cao tuổi, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý những quy định sau:
- Người lao động có quyền thỏa thuận để rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn chứ không bắt buộc ký hợp đồng không xác định thời hạn.
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang hưởng lương hưu mà đi làm. Thay vào đó, trả thêm cho người lao động số tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động vào mỗi kỳ trả lương,
- Không được thuê lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi nếu không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 9 tháng năm 2022 ước đạt 68,5%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III-2022 ước tính là 50,8 triệu người. Con số này bao gồm 14 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 27,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 17 triệu người, chiếm 33,4%; khu vực dịch vụ 19,8 triệu người, chiếm 39%.
Tính chung 9 tháng năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,5 triệu người, bao gồm 13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,9 triệu người, tăng 4,5%; khu vực dịch vụ là 19,7 triệu người, tăng 4,8%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III-2022 ước tính là 2,28%. Tính chung 9 tháng năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,35%, trong đó khu vực thành thị là 2,88%; khu vực nông thôn là 2,02%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 tuổi đến 24 tuổi) 9 tháng năm 2022 ước tính là 7,86%, trong đó khu vực thành thị là 9,65%; khu vực nông thôn là 6,91%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý III-2022 là 1,92%. Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,29%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,75%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,63%.
Theo kết quả sơ bộ từ khảo sát mức sống dân cư trong 9 tháng năm 2022, tình hình đời sống của hộ dân cư đã ngày càng cải thiện. Trong 9 tháng năm nay, có 25,4% hộ gia đình nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 của Chính phủ tiếp tục được thực hiện. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 22-9-2022 gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đã giải ngân khoảng 3.539 tỷ đồng hỗ trợ cho hơn 5 triệu người lao động tại 120.295 doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Viện Dân số Bán đảo Triều Tiên vì Tương lai, số người từ 15 đến 64 tuổi tại Hàn Quốc với mức 36,57 triệu người vào năm 2023, dự kiến sẽ giảm xuống còn 27,17 triệu người vào năm 2044. Báo cáo cũng cho thấy số học sinh năm thứ nhất tiểu học (430.000 vào năm 2023), sẽ giảm gần một nửa xuống còn 220.000 vào năm 2033.
Số người chết dự kiến sẽ lên tới 746.000 người vào năm 2060, so với số ca sinh ước tính chỉ là 156.000 em bé, dẫn đến dân số tự nhiên giảm 590.000 người.
Theo đó, tổng dân số Hàn Quốc ước tính đạt 51,71 triệu người vào năm 2023, được dự báo sẽ giảm xuống còn 39,69 triệu người vào năm 2065.
Các chuyên gia cho rằng sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động sẽ gây tổn hại đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường trong nước. Nó cũng sẽ làm tăng gánh nặng hỗ trợ cho người cao tuổi, dẫn đến suy thoái kinh tế và tăng trưởng thấp kéo dài.
Hàn Quốc đang phải vật lộn với tỷ lệ sinh thấp kéo dài, với tỷ lệ sinh (số trẻ em sinh ra trên mỗi phụ nữ trong suốt cuộc đời), đạt mức thấp kỷ lục 0,72 vào năm 2023. Con số này thấp hơn nhiều so với mức sinh 2,1 trên mỗi phụ nữ, là tỷ lệ cần thiết để duy trì dân số ổn định mà không cần nhập cư.
Vào tháng 2/2024, chỉ có 19.362 trẻ sơ sinh tại Hàn Quốc được sinh ra, đánh dấu con số thấp nhất trong tháng 2 kể từ khi cơ quan thống kê Hàn Quốc bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1981.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Đến tháng 10.2023, lần đầu tiên người lao động nước ngoài tại Nhật Bản vượt hơn 2 triệu người, trong đó, người lao động Việt Nam chiếm tỷ lệ nhiều nhất.
Số liệu trên do Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản công bố ngày 26.1. Cụ thể, số người lao động nước ngoài tại Nhật Bản hiện là 2 triệu 48 nghìn người, con số nhiều nhất tính từ năm 2013 tới nay.
Một trong những lý do chính là sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, hoạt động kinh tế Nhật Bản được hồi phục, mặt khác nguồn lao động trong nước thiếu trầm trọng, nên việc tiếp nhận lao động người nước ngoài được thúc đẩy nhanh chóng.
Trong số đó, lao động Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất, với 518.346 người, chiếm 25,3%. Tiếp theo là người Trung Quốc với 397.918 lao động, chiếm 19,4% và người Philippines với 226.846 lao động, chiếm 11,1%...
Hiện, Nhật Bản đang áp dụng chính sách đặc định, tạo điều kiện tiếp nhận lao động dễ dàng và nhanh chóng hơn. Theo Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, những ngành nghề như xây dựng, y tế đang có nhu cầu tuyển dụng cao hơn so với các ngành nghề khác.
Cụ thể số người lao động nước ngoài tại Nhật Bản hiện là 2 triệu 48 nghìn người, con số nhiều nhất tính từ năm 2013 tới nay. Một trong những lý do chính là sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, hoạt động kinh tế Nhật Bản được hồi phục, mặt khác nguồn lao động trong nước thiếu trầm trọng, nên việc tiếp nhận lao động người nước ngoài được thúc đẩy nhanh chóng.
Trong số người lao động nước ngoài, Việt Nam chiếm tỷ lệ nhiều nhất với hơn 25% (tương đương gần 520.000 người, tiếp tới là Trung Quốc gần 40.000 và Philippines. Tuy nhiên, trong năm 2023, số người lao động từ Indonesia và Myanmar là đông hơn cả với tỷ lệ lần lượt là 56% và gần 50%.
Hiện, Nhật Bản đang áp dụng chính sách đặc định, tạo điều kiện tiếp nhận lao động dễ dàng và nhanh chóng hơn. Theo Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản, những ngành nghề như xây dựng, y tế đang có nhu cầu tuyển dụng cao hơn so với các ngành nghề khác.
Hiện nay, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã tạo ra những cơ hội để người lao động của tỉnh có thể mở rộng giao lưu và tìm kiếm cơ hội việc làm thuận lợi. Tỉnh Đắk Nông có nguồn nhân lực dồi dào, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về nguồn nhân lực trẻ, có nhiều việc làm và nguồn lực xuất khẩu lao động tương đối lớn; đặc biệt nhân lực trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao 58,55% trong dân số. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị ngày càng tăng cùng với quá trình đô thị hoá.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh ngày càng tăng, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn tiếp tục giảm, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm dần trong lĩnh vực nông lâm nghiêp. Chất lượng lao động có xu hướng tăng. Số lượng lao động có trình độ văn hóa từ THCS trở lên và số lượng người được đào tạo nghề tăng qua các năm. Khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào trong sản xuất có nhiều chuyển biến tích cực. Lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, sẵn sàng nắm bắt cơ hội, học hỏi ứng dụng các mô hình nông nghiệp, nông thôn mới.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã làm thay đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đang là thế mạnh của tỉnh, hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp trong nông nghiệp. Điều này mở ra một cơ hội rất lớn để lao động tại địa phương bắt kịp xu hướng với thời đại.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân trong nước đến đầu tư tại tỉnh Đắk Nông tăng trưởng mạnh về số lượng và chất lượng (vốn đăng ký). Đi kèm với việc phát triển kinh tế địa phương sẽ kéo theo nhu cầu nhân lực chất lượng cao, nhân lực lành nghề phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Đây là tiền đề để tỉnh lập quy hoạch đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu mà các doanh nghiệp đặt ra trong thời gian tới, đồng thời thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các khu vực khác đến làm việc.
Bên cạnh những cơ hội như trên, Trong lĩnh vực việc làm và đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh hiện nay còn gặp những thách thức sau:
Đắk Nông là tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp do vậy lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tổng số lao động đang làm việc trong các nền kinh tế hiện nay là 386.762 người (bao gồm nông - lâm nghiệp chiếm 81,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 3,77%, dịch vụ 14,83%) . Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề của tỉnh diễn ra chậm.
Hằng năm nhu cầu giải quyết việc làm của tỉnh khoảng 18.000 lượt lao động/năm. Tuy nhiên thực trạng kinh tế xã hội của tỉnh chỉ đáp ứng hơn 50% được nhu cầu giải quyết việc làm của người lao động, số còn lại đi làm việc ngoại tỉnh, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh Miền đông Nam Bộ. Các tỉnh lận cận và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ đã thu hút một lượng lớn lực lượng lao động tỉnh Đắk Nông dịch chuyển sang làm việc tại các khu công nghiệp, đây là thách thức đối với tỉnh trong việc giữ chân lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.
Nguồn lao động phổ thông hiện tại trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm số đông; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp đã làm cho cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động của tỉnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế trở nên bấp bênh hơn ngay ở trong nước.
Công tác giải quyết việc làm cho người lao động tiếp tục là vấn đề bức xúc, cung vẫn lớn hơn cầu lao động; đặc biệt khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao, nếu chất lượng và cơ cấu lao động nông thôn không chuyển dịch theo kịp yêu cầu phát triển, lao động làm công ăn lương không tăng nhanh sẽ có nguy cơ tăng thất nghiệp không chỉ ở thành thị mà còn ở cả khu vực nông thôn.
Nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo, nhất là lao động có chuyên môn kỹ thuật, nhân lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng của Đăk Nông hiện tại rất cần thiết. Tuy nhiên lao động của tỉnh đáp ứng được yêu cầu chiếm tỷ lệ thấp. Lao động tham gia thị trường xuất khẩu lao động còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chiếm 90%.
Chất lượng lao động nói chung còn thấp, thiếu lao động lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi, thiếu cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành ở hầu hết các ngành kinh tế và kỹ thuật then chốt. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Đây là nguyên nhân chính, cơ bản ảnh hưởng đến việc tổ chức đào tạo nghề cho người lao động và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
Hiện tượng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra mạnh mẽ, gây nhiều trở ngại cho kinh tế, đặc biệt là ngành nông nghiệp với phần lớn các lao động đang làm việc trong khu vực này. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho Tỉnh trong việc tính toán chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi kèm theo chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm giảm tối thiểu các tác động từ biến đổi khí hậu, đồng thời chủ động ứng phó chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng phi nông nghiệp./.
Mặc dù đã qua thời điểm nóng, khi hàng loạt người lao động ở các địa phương chấp nhận nghỉ việc trước tuổi vào năm 2017, nhưng 5 tháng đầu năm 2018, theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có gần 300.000 người làm thủ tục hưởng chính sách trợ cấp một lần.
Những lao động này phần lớn ở độ tuổi 35 - 40 và tập trung ở một số ngành nghề như da giày, dệt may, thủy sản. Đây là một nghịch lý khi mà độ tuổi tuyển dụng mới lao động cũng ở những doanh nghiệp thuộc ngành này luôn bị giới hạn không vượt quá con số 35.
Độ tuổi lao động thấp nhất thuộc về các doanh nghiệp ở các lĩnh vực như:
- Chế biến - chế tạo: 30,9 tuổi
Thời gian trung bình người lao động làm cho các doanh nghiệp chỉ là 6,7 năm. Sau khi nghỉ việc, những loại hình công việc để có thu nhập sẽ là:
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Độ tuổi lao động là một trong những căn cứ quan trọng để xác định người lao động có đủ điều kiện ký hợp đồng hay không. Vậy theo quy định hiện nay, độ tuổi lao động ở Việt Nam là bao nhiêu?