ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH VÀO NÔNG NGHIỆP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ XANH VÀO NÔNG NGHIỆP
Công nghệ xanh là ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hướng đến mục đích bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân. Đồng thời khắc phục những hậu quả tiêu cực do con người tác động đến môi trường.
Năm 1990, công nghệ xanh bắt đầu được áp dụng và ngày càng lan rộng ra nhiều nước. Điều này giúp có lợi cho thiên nhiên và tạo dựng cho con người thói quen sống xanh.
Khi ứng dụng công nghệ xanh vào nông nghiệp giúp hiệu quả cao, mang lại kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường. Trong quá trình sản xuất, vận hành, công nghệ này không tạo ra các chất thải gây ô nhiễm và không sử dụng các nguyên liệu ô nhiễm.
Hiện tượng ô nhiễm môi trường vẫn đang là vấn đề cấp bách mà mọi người quan tâm tới. Việc hướng tới công nghệ xanh để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đồng thời, sử dụng các nguyên vật liệu từ tự nhiên, không sử dụng bao nilon, hạn chế thuốc trừ sâu, chất bảo quản để không gây hại cho môi trường,...
Ứng dụng công nghệ xanh vào nông nghiệp mang đến những lợi ích dành cho môi trường sống:
Những lợi ích của công nghệ xanh
Nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như:
Nền nông nghiệp phát triển bền vững và an toàn luôn là vấn đề quan tâm của bà con nông dân, những doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
Để hướng tới được điều này thì nền nông nghiệp Việt Nam phải có sự hài hòa trong từng mắt xích sản xuất. Chính là, vừa đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng bền vững, vừa bảo vệ môi trường.
Đồng thời nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng năng lực cạnh tranh, nỗ lực tăng trưởng nông nghiệp xanh với những mục tiêu đã hoạch định về sự phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn.
Xây dựng nền nông nghiệp hài hòa
Bước đầu của nông nghiệp xanh là xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn hữu cơ, thuận theo tự nhiên, nông nghiệp sinh thái để cho ra chất lượng thương phẩm cao và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Khi ứng dụng công nghệ xanh vào nông nghiệp cũng gặp những khó khăn lúc đầu như năng suất chưa cao, giá thành cao so với các sản phẩm khác. Điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập và xoay vòng vốn phục vụ cho sản xuất.
Nhân rộng các mô hình để phát triển
Thực phẩm sạch luôn được người tiêu dùng lựa chọn bởi nó an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, những sản phẩm gặp vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất trong rau củ quả, các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn cao và là mối lo chung của toàn xã hội.
Từ xa xưa, việc sử dụng quá mức cần thiết thuốc bảo vệ thực vật đã trở thành thói quen của bà con mỗi khi xảy ra dịch bệnh. Bởi sự thiếu kinh nghiệm và kiến thức của bà con.
Phát Triển Nông Nghiệp Công Nghệ Xanh
Nên hiện nay, cơ quan nhà nước đã cử các kỹ sư nông nghiệp về nông thôn để hướng dẫn tận tình cho bà con về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Và xu hướng nông nghiệp hữu cơ đang là hình thức canh tác nông nghiệp được ứng dụng nhiều năm nay. Điều này giúp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch.
2.1. Khái niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp có sự ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến trong các quy trình canh tác, sản xuất, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững (Theo Vụ Khoa học Công nghệ – Bộ Nông nghiệp và PTNT)
Nông nghiệp công nghệ cao có các đặc trưng sau:
- Chủ yếu sản xuất trong nhà có mái che với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp nhiều công nghệ tiến bộ
- Môi trường sản xuất được kiểm soát, đảm bảo vệ sinh
- Kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính chuyên nghiệp cao
- Người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi.
- Sản phẩm có năng suất và chất lượng rất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu