Cuối tuần đưa con đi đâu trong thành phố luôn là câu hỏi khó với nhiều gia đình Hà Nội? Đơn giản mà không phải di chuyển xa xôi, trung tâm thương mại vẫn là lựa chọn ưu tiên. Bố mẹ đưa con tới để có thể vừa đi dạo mua sắm, vừa chơi các trò chơi trong nhà và ăn uống.
Cuối tuần đưa con đi đâu trong thành phố luôn là câu hỏi khó với nhiều gia đình Hà Nội? Đơn giản mà không phải di chuyển xa xôi, trung tâm thương mại vẫn là lựa chọn ưu tiên. Bố mẹ đưa con tới để có thể vừa đi dạo mua sắm, vừa chơi các trò chơi trong nhà và ăn uống.
Dự Báo Thời Tiết Chiều Và Tối 21/3: Hà Nội Tăng Nhiệt Bắt Đầu Nắng Nóng; Nắng Khô Toàn Nam Bộ | SKĐS
Nhắc tới trung tâm thương mại tầm trung thì dường như Aeon Mall được ưa chuộng nhất khi ở 2 đầu thành phố đều có sự hiện diện. Hệ thống trung tâm thương mại này nổi tiếng với khu ẩm thực trải dài từ tầng 1 lên tới tầng 3, có từ các quán ăn nhanh, gà, pizza đến các quán lẩu, quán cơm và món ăn đặc sản vùng miền.
Song, tập trung khách gia đình nhất vẫn là sảnh ăn uống tự chọn ở tầng 1 với quầy sushi, sashimi, quầy bánh mì, kem... Các gia đình có thể mua rời từng loại sushi hoặc mua theo set, với mức giá vừa phải nhưng chất lượng cũng không thua kém các nhà hàng là bao. Ngoài ra, khu vực bánh ngọt cũng ghi điểm với bạt ngàn các loại bánh, hương vị khác nhau.
Điểm cộng là dù khách có đông kín đến đâu thì đều có nhân viên dọn dẹp vệ sinh, thậm chí, trung tâm sẵn sàng kê thêm bàn ghế phục vụ các gia đình, không để xảy ra tình trạng ùn ứ hay có khách không có chỗ ngồi.
Ảnh: HM, @d.thanhtam96, @phw.thwa
Tuy không có một công trình vui chơi đặc trưng như thủy cung... nhưng các hoạt động trò chơi trong nhà ở Aeon Mall cũng không hiếm. Tại đây có khu các trò chơi điện tử, vận động, thích hợp cho nhiều lứa tuổi, từ trẻ em tới người lớn.
Ngoài ra, nhiều gia đình còn yêu thích bởi bãi đỗ xe rộng rãi và miễn phí gửi xe.
Chấm điểm về độ thuận lợi gửi xe, tiện ích cho các gia đình: 9/10.
Khai trương cách đây không lâu nhưng hiện tại, các tiện ích và hầu hết các gian hàng, khu vực vui chơi ở Lotte Mall Tây Hồ đã đi vào hoạt động. Trung tâm thương mại này cũng là nơi quy tụ những hàng bán các món từ Hàn, Nhật, Trung, Việt, Thái, tập trung ở tầng 3, 4. Và riêng ở foodcourt tầng 3, có những quán ăn lạ hoặc lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Các món nước như phở, mì, ramen được gia đình lựa chọn nhiều hơn cả.
Ngoài ra, đây cũng là nơi được ca ngợi bán bánh đồng xu phô mai ngon nhất Hà Nội. Mỗi ngày, dòng người đều xếp hàng dài ở tầng 3 để mua được chiếc bánh có miếng pho mai to bự với giá 35.000đ.
Khu foodcourt ở tầng B1 thì nhỏ hơn và chủ yếu bán các món ăn vặt Hàn Quốc (Ảnh: @thaison2344)
Điểm trừ lớn nhất là khu vực bàn ghế ngồi ăn không quá rộng so với sự đa dạng của món ăn. Do đó, vào những giờ cao điểm cuối tuần, rất khó để kiếm được bàn trống. Thậm chí, có gia đình vừa xếp hàng chờ đồ ăn xong còn phải ra xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới có được chỗ ngồi.
Thu hút các gia đình tới vui chơi nhất có lẽ là khu vực thủy cung. So với thời điểm mới đưa vào vận hành thử nghiệm thì giờ đây, nhiều loại cá và sinh vật đã được đưa về. Song, dù giới thiệu là thủy cung lớn nhất Hà Nội nhưng các loại cá chưa đa dạng. Gây ấn tượng nhất chính là bể cá to chính giữa, sân khấu và các tiết mục như cho cá ăn, thợ lặn.
Trung tâm thương mại này có bãi đỗ xe cả ở trên mặt đất và dưới tầng hầm. Tuy sử dụng hệ thống nhận thẻ gửi xe tự động nhưng có nhân viên thu tiền xe thủ công, lại ít cổng ra vào nên thi thoảng sẽ xảy ra tình trạng ùn ứ.
Chấm điểm về độ thuận lợi gửi xe, tiện ích cho các gia đình: 8/10.
Với các gia đình ở quanh khu vực quận Cầu Giấy hay Bắc Từ Liêm, hẳn không xa lạ với trung tâm thương mại Indochina Plaza Hanoi. Giữa năm nay, tòa nhà có tuổi đời hơn 10 năm này đã được cải tạo và đổi tên thành trung tâm thương mại The Loop. Cùng với đó, không gian mua sắm, ăn uống cũng được sửa sang và nâng cấp cả về cảnh quan lẫn chất lượng.
Khu vực ăn uống và giải trí chủ yếu tập trung ở tầng 3 của tòa nhà chính, bao gồm các thương hiệu lớn như Dookki, De Faifo nổi tiếng với cơm gà Hội An, iSushi, nhà hàng món Thái có bộ sưu tập bearbrick... và khu TimeZone, cafe sách cùng một khu workshop cho trẻ em.
Địa chỉ ăn uống tiện lợi được yêu thích là ngay trong siêu thị Tomibun ở tầng 1 của trung tâm thương mại. Tại đây được ví như một quẩy ẩm thực Aeon Mall thu nhỏ với các món ăn như sashimi, sushi, cơm bento, và thêm các món ăn quen thuộc như gà, cơm... Không chỉ cuối tuần mà ngày thường, nhiều người cũng tới mua lunchbox ở đây.
Đồ ăn Nhật trong siêu thị (Ảnh: Kunueda Yuki)
Một cửa hàng chuyên về socola có bánh và kem rất ngon
So với Aeon Mall hay Lotte Mall thì The Loop có phần khiêm tốn hơn cả về diện tích lẫn sự đa dạng của nhãn hàng và gian hàng ăn uống. Thế nhưng, nếu xét về độ thoải mái trong không gian thì tòa nhà này cũng một chín một mười. Tuy là trung tâm thương mại với trải nghiệm trong nhà nhưng ở đây, các gia đình sẽ bắt gặp những hàng ghế ngồi ở các đảo cỏ xanh hay các quán cà phê, quán ăn thiết kế theo kiểu sân vườn.
Điểm trừ của The Loop là do không gian giới hạn nên khách phải gửi xe ở tầng hầm và cũng giới hạn số lượng xe.
Ảnh: @cusuhaoo, @spamofeich, @harukipro
Chấm điểm về độ thuận lợi gửi xe, tiện ích cho các gia đình: 7.5/10.
Mới đây, Ban Chỉ đạo Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy (khóa XVII) về "Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021-2025 tổ chức Hội nghị giao ban để đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, đến nay, đã hoàn thành đưa vào hoạt động thêm 3 trung tâm thương mại (Vincom Mega Mall Ocean Park tại huyện Gia Lâm; Vincom Smart City tại quận Nam Từ Liêm; Lotte Mall Hà Nội), hoàn thành chỉ tiêu trước nửa nhiệm kỳ.
Dự kiến trong năm 2024, tiếp tục hoàn thành và đưa vào hoạt động thêm ít nhất một trung tâm thương mại lớn (Park City quận Hà Đông - dự kiến đạt và vượt chỉ tiêu được giao).
Theo báo cáo của CBRE, trong 6 tháng đầu năm, thị trường Hà Nội đón nhận 1 dự án mới là The Linc Park City tại Quận Hà Đông với 10.581 m2 diện tích bán lẻ. Trong 6 tháng tới, dự kiến Hà Nội sẽ có thêm nguồn cung bán lẻ mới từ dự ánThe Diamond Residence tại quận Thanh Xuân.
Báo cáo quý 2 của Savills về thị trường bán lẻ Hà Nội nêu, tổng nguồn cung giảm 1% theo quý nhưng tăng 4% theo năm, chủ yếu do Robins Department Store đóng cửa. Trong 5 năm qua, nguồn cung đạt mức tăng trưởng trung bình 3%/năm.
Trung tâm mua sắm chiếm ưu thế với 63% tỷ trọng nguồn cung, tương đương 1,1 triệu m2 , trong khi khối đế bán lẻ chiếm 17% và cửa hàng bách hóa chiếm 3%.
Giá thuê gộp tầng trệt tăng 2% theo quý và 13% theo năm chủ yếu do giá thuê được cải thiện tại trung tâm bách hóa, đạt 2,0 triệu VNĐ/m2/tháng, và tại trung tâm mua sắm, đạt 1,3 triệu VNĐ/m2/tháng. Tại khu trung tâm, giá thuê là 3,4 triệu VNĐ/m2/tháng.
Công suất thuê giảm 3 điểm % theo quý và giảm 2 điểm % theo năm, đạt mức 84%. Khối đế bán lẻ chứng kiến mức tăng 7 điểm % theo năm, trong khi các trung tâm mua sắm giảm 4 điểm % theo năm. Trung tâm bách hóa có công suất ổn định theo năm.
Diện tích cho thuê thêm giảm 49.800 m2, trong đó trung tâm mua sắm có mức giảm đáng kể 54.000 m2. Khối đế bán lẻ có diện tích cho thuê thêm được lớn nhất với 13.900 m2
Quý 2/2024 ghi nhận nhiều giao dịch sôi động trong ngành F&B. 4P's mở rộng cửa hàng tại Lotte Centre Hà Nội, tăng gấp đôi diện tích. Gyu Shige, chuỗi nhà hàng nướng Nhật Bản, đã khai trương địa điểm đầu tiên tại dự án Lancaster Luminaire, Hà Nội sau khi nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Mak Mak Thai Kitchen và Manwah Taiwanese Hotpot sắp ra mắt tại Vincom Center Nguyễn Chí Thanh.
Các trung tâm mua sắm lớn chứng kiến sự gia tăng diện tích cho thuê. Vincom Mega Mall – Royal City hiện có thể cung cấp nhiều mặt bằng trống hơn sau sự ra đi của Robins Department Store. Vincom Nguyễn Chí Thanh cũng có diện tích cho thuê lớn, mang đến lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp bán lẻ. Lĩnh vực F&B đang phát triển mạnh được hưởng lợi từ nhu cầu của các khu dân cư và tòa nhà văn phòng gần đó, mang lại cơ hội cho cả doanh nghiệp mới và doanh nghiệp đang mở rộng.
Theo Savills, từ năm 2024 đến năm 2026, nguồn cung mới sẽ bao gồm 288.795 m2 từ sáu trung tâm mua sắm và 11 khối đế bán lẻ.
Các trung tâm mua sắm sẽ chiếm 68% nguồn cung và khối đế bán lẻ sẽ chiếm 32%. Các dự án lớn bao gồm Hà Nội Centre (175 Nguyễn Thái Học) và Starlake B1CC1 & B1CC2.
TTTM Artemis Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân) được khai trương cách đây nhiều năm và từng là điểm mua sắm, vui chơi, ăn uống của đông đảo người dân sinh sống tại các quận: Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng… Tuy nhiên thời gian gần đây TTTM này lại trở nên vắng vẻ. Đây là TTTM có tới 8 tầng thương mại, tọa lạc tại vị trí đắc địa với 4 mặt đường lớn gồm Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Lê Trọng Tấn.
Khi mới đi vào hoạt động, TTTM này thu hút đông đảo các thương hiệu thời trang, điện máy, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng... kinh doanh, đồng thời lượng khách kéo đến mua sắm cũng đông đúc, nhất là dịp cuối tuần. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bùng phát và nhiều yếu tố khác như: Nhiều TTTM lớn mở ra, xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi... khiến TTTM này trở nên vắng vẻ.
Nhiều gian hàng kinh doanh thời trang, mỹ phẩm... đã buộc phải trả mặt bằng do lượng khách kéo đến TTTM không còn đông đúc như trước đây.
Tại khu vực tầng 1 của TTTM chỉ còn số ít gian hàng còn kinh doanh, hoạt động.
Một thương hiệu thời trang trước khi chuyển đi nơi khác kinh doanh đã giảm giá mạnh.
Gian hàng này có mặt tiền nhìn ra đường lớn với trị trí đắc địa, trước đây là cửa hàng trà sữa, hiện tại la liệt móc quần áo thanh lý của một cửa hàng thời trang mới dọn đi ít hôm do ế ẩm
Tấm biển quảng cáo của một thương hiệu thời trang tồn tại từ giữa năm 2019 hiện vẫn còn nguyên, trong khi đó của hàng hiện đã không còn hoạt động.
Tại TTTM Discovery Complex (302 Cầu Giấy) tọa lạc tại "thiên đường" mua sắm thời trang đường Cầu Giấy - Xuân Thủy. Tuy nhiên, sau mấy năm hoạt động rầm rộ, thời gian gần đây TTTM này cũng rơi vào tình cảnh vắng vẻ, đìu hiu.
Một trong số ít những gian hàng kinh doanh thời trang tại TTTM Discovery Complex còn mở cửa kinh doanh, tuy nhiên lượng khách không được như kỳ vọng mặc dù vào thời điểm dịp cuối tuần.
Lượng khách hàng kéo đến đây mua sắm ngày càng thưa thớt nên các gian hàng cũng lần lượt rời đi. Trong ảnh là một dãy gian hàng đồng loạt "cửa đóng then cài".
Một thương hiệu thời trang dành cho mẹ và bé đến từ Hàn Quốc cũng phải ngậm ngùi đóng cửa.
Một gian trưng bày thời trang không còn hoạt động.
Tòa tháp Mipec Tower (229 Tây Sơn - quận Đống Đa) có mặt hướng ra đường Tây Sơn - trục kết nối với Hà Đông và Trung tâm Hà Nội. Đây là tòa tháp cao 25 tầng, với tổng diện tích 29.000m2, được thiết kế hiện đại, đẹp mắt và trang bị đạt tiêu chuẩn cao cấp. Mặc dù trung tâm có rất nhiều lợi thế nhưng các gian hàng kinh doanh, mua sắm, giải trí vẫn không thể bám trụ, phải đóng cửa khi không thể cạnh tranh với nhiều khu thương mại mới đang trên đà đổi mới và phát triển.
Từ ngày 1/7/2021, siêu thị Lotte Mart Đống Đa thông báo ngừng hoạt động. Phía Lotte, việc ngưng hoạt động của chi nhánh Đống Đa nằm trong kế hoạch thay đổi chiến lược phát triển và mở rộng mạng lưới của hệ thống Lotte Mart trên lãnh thổ Việt Nam và không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các TTTM khác thuộc hệ thống Lotte.
Nhiều gian hàng kinh doanh các mặt hàng về thời trang, điện máy, mỹ phẩm, nội thất, gia dụng... treo biển đóng cửa.
Ngay từ tầng 1, cửa cuốn sắt của tòa nhà luôn đóng, bên trong không có một gian hàng nào hoạt động. Những ngày qua, khi khách tới xem mặt bằng phải chờ nhân viên kỹ thuật tới mở cửa.
Hiện tại, chỉ còn rạp chiếu phim CGV đang hoạt động trong khu trung tâm thương mại của tòa tháp.
Theo lý giải của một số chuyên gia kinh tế, sau đại dịch COVID-19, người dân càng phải thắt chặt chi tiêu khi kinh tế gặp khó khăn. Bên cạnh đó, mức độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ ngày càng khốc liệt khi giá cả hàng hóa trong TTTM vẫn đắt hơn so với bên ngoài. Đặc biệt, trong những năm qua, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.